III. Ứng dụng của di truyền vi sinh vật:
2. Ảnh hưởng của nhân tố hoá học: a pH môi trường:
a. pH môi trường:
pH môi trường có ý nghĩa quyết định đối với sinh trưởng của nhiều vi sinh vật. Các ion H+ và OH- là 2 ion hoạt động lớn nhất trong tất cả các ion, cho
nên những biến đổi dù nhỏ trong nồng độ của chúng cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến hoạt động của vi sinh vật.
pH rất cần cho sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật do pH có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của tế bào, cần cho hoạt động của nhiều enzim, ngoài ra nồng độ ion H+ còn ảnh hưởng trực tiếp đến điện tích bề mặt và mức độ
điện ly của một số muối khoáng K, Na, Mg...do đó ảnh hưởng đến sự thẩm thấu và vận chuyển các chất trao đổi qua màng tế bào.
Giới hạn pH hoạt động đối với vi sinh vật ở trong khoảng 4 – 10, tuy nhiên mỗi một nhóm vi sinh vật khác nhau có giới hạn pH khác nhau.
- Vi sinh vật ưa trung tính: sinh trưởng ở độ pH từ 4,5 – 5; 6,5 – 7,4; 8 – 8,5. Đa số vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật thuộc nhóm này.
- Vi sinh vật ưa kiềm: sinh trưởng ở pH từ 6 – 6,5; 7,5 – 8,5; 9 – 9,5. Thuộc nhóm này gồm vi sinh vật nitrat hoá, vi khuẩn phân giải ure, vi khuẩn cố định nitơ, xạ khuẩn, tảo.
- Vi sinh vật chịu kiềm: pH tối thích ≥ 9, ví dụ: Vibrio cholera thích ứng ở pH = 9, một số loài thuộc giống Bacillus có thể sinh trưởng ở pH = 11.
- Vi sinh vật ưa axit nhẹ: sinh trưởng được ở pH từ 3 – 4,5; 5,5 – 6,5; 7 – 7,5. Thuộc nhóm này chủ yếu là nấm men và nấm mốc.
- Vi sinh vật ưa axit: sinh trưởng được ở pH từ 2 – 4; 5 – 6; 6,5 – 7,0. Các vi khuẩn lên men axit như vi khuẩn lactic, vi khuẩn axetic.
- Vi sinh vật chịu axit: sinh trưởng được trong phạm vi pH từ 1; 2 – 2,8; 4 – 6.
Đặc biệt một số loài thuộc giống Thiobacillus có thể sinh trưởng ở pH < 0,5, loại này thường gặp trong nước thải từ các mỏ có chứa S và Fe.