- Xà phòng: là muối K, Na của axit béo bậc cao Tác dụng diệt khuẩn của xà phòng là do tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của tế bào, nhưng tác dụng n ày y ếu
2. Sự phân bố của vi sinh vật trong nước:
Nguồn vi sinh vật trong nước là từ đất, không khí và chất thải. Nước tự nhiên là môi trường thích hợp cho nhiều loại vi sinh vật sinh trưởng và phát triển do trong nước có chứa đầy đủ các chất hữu cơ, các muối khoáng cần thiết cho sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật. Hơn nữa nhiệt độ, không khí của nước cũng ở trong giới hạn thích hợp cho nhiều loại vi sinh vật. Tất cả các nguồn nước đều có vi sinh vật, nhưng số lượng và thành phần của chúng biến đổi tuỳ theo nguồn nước, độ sâu cột nước, thời tiết khí hậu.
Phần lớn vi sinh vật trong nước là do cảm nhiễm từ các nguồn khác nhau. Sau khi xâm nhập, một số khá lớn không có khả năng tồn tại và phát triển ở đó do chúng không có khả năng hình thành bào tử. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các vi khuẩn trong nước là không có bào tử, còn ở trong bùn là các vi khuẩn có bào tử.
Sự tồn tại của vi sinh vật có quan hệ rất lớn đến độ sâu của cột nước:
- Nước trên bề mặt có nhiều chất hữu cơ, nhiệt độ và độ thoáng khá tốt do đó vi sinh vật phát triển thuận lợi, số lượng và loại hình khá phong phú. Nhiều vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh và nấm mốc khi được đưa vào nước bề mặt có khả năng trở thành quần thể tự nhiên trong nước. Trong nước bề mặt có các loại cầu khuẩn, trực khuẩn không bào tử, xoắn khuẩn, xạ khuẩn, vi khuẩn có bào tử, vi khuẩn quang hợp và các loại tảo.
- Nước dưới sâu: do ít chất hữu cơ, nhiệt độ thấp nên quần thể vi sinh vật ở đây không đa dạng, chỉ tồn tại một số nhóm với số lượng nhỏ.
Sự tồn tại của vi sinh vật còn phụ thuộc vào nguồn nước, thời tiết khí hậu, loại hình vi sinh vật cảm nhiễm.
- Nguồn nước gần thành phố, khu vực dân cư đông đúc có hệ vi sinh vật phong phú hơn, số lượng lớn hơn ở nguồn nước vùng hẻo lánh, ít dân.
- Vào mùa nắng ấm, mưa nhiều vi sinh vật trong nước cũng tăng hơn trong
mùa lạnh, ít mưa. Khi trời nắng nhiều không mưa số lượng vi sinh vật cũng giảm.
- Vi sinh vật có bào tử tồn tại lâu hơn. Các vi sinh vật gây bệnh nhiễm vào nước từ chất thải không có khả năng phát triển, thường bị chết trong một thời gian ngắn, chỉ tồn tại các bào tử. Vi sinh vật gây bệnh sống sót được lâu hơn trong nước lạnh và sạch so với nước nóng và giầu chất hữu cơ.
a. Vi sinh vật trong ao hồ.
Trong ao hồ chứa nhiều chất hữu cơ và muối khoáng nên tập trung khá nhiều vi sinh vật, 1 lít nước ao hồ có thể có hàng chục triệu vi khuẩn.
Trong ao hồ vi sinh vật hoại sinh phát triển mạnh, ngoài ra nước ao hồ chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như E. coli, vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn, tụ cầu khuẩn vì
trong nguồn nước bẩn thường có phân, nước tiểu và các chất bẩn khác.
Sự phân bố vi sinh vật tuỳ thuộc vào độ sâu cột nước: trên tầng mặt thường chứa nhiều vi sinh vật vì tầng này có nhiều chất dinh dưỡng, nhiệt độ, độ thoáng khí
tốt, tuy nhiên nếu bị ánh nắng chiếu nhiều thì có thể làm cho số lượng vi sinh vật bị giảm. Ở tầng 5 – 20 m có số lượng vi sinh vật lớn nhất vì tầng này cũng có đầy đủ chất dinh dưỡng, ít bị tác động của yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là ánh sáng. Còn ở độ sâu 20 – 50 m số lượng vi sinh vật giảm dần do thiếu oxy, nhiệt độ thấp dần, lượng dinh dưỡng hoà tan ít. Ví dụ:
Độ sâu cột nước (m) Số lượng vi sinh vật trong 1 lít nước Trên mặt 73.000 5 143.000 10 179.000 20 147.000 40 50.000 50 6.000
Ở dưới lớp bùn sâu, do chất hữu cơ được sa lắng dưới đáy nhiều nên tồn tại khá lớn vi sinh vật kỵ khí, 1 gam bùn có khoảng 1 – 10 triệu vi khuẩn nitrat hoá, 10 – 100 vạn vi khuẩn sulphat hoá, 1 – 10 vạn vi khuẩn phân giải xenluloza, 1 – 10 vạn vi khuẩn lên men thối, ngoài ra còn có vi khuẩn sắt, vi khuẩn lưu huỳnh, vi khuẩn phản nitrat hoá, vi khuẩn lên men metan... Số lượng vi sinh vật dưới đáy bùn cũng giảm dần theo độ sâu.
Ví dụ:
Trên bề mặt có 314,7 x 106 vi sinh vật/gam bùn. Sâu 12 cm có 195,5 x 106 vi sinh vật/gam bùn. Sâu 23 cm có 97,5 x 106 vi sinh vật/gam bùn.
Ngoài ra số lượng và thành phần vi sinh vật còn tuỳ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ ở trong nước. Những ao hồ gần thành phố, làng mạc nhiều chất hữu cơ có số lượng vi sinh vật lớn. Ở gần bờ vì được bổ sung nhiều chất hữu cơ nên số lượng vi sinh vật cũng nhiều hơn xa bờ một cách rõ rệt.
Điều kiện thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng nhiều đến sự có mặt của vi sinh vật ở trong nước ao hồ. Vào tháng 5, 6 mặc dù ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt một phần vi sinh vật ở tầng mặt nhưng do mưa nhiều tạo điều kiện lưu thông không khí và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ các nguồn chảy nên số lượng vi sinh vật trong ao hồ vẫn đạt cực đại. Còn về mùa đông trời giá rét, hanh khô, nước trong ao hồ thường trong, nghèo dinh dưỡng nên vi sinh vật phát triển ít hơn.
Ngay trong một ngày số lượng vi sinh vật cũng thay đổi. Ban đêm hay sáng sớm, chiều tối số lượng vi sinh vật lớn hơn khi có ánh sáng mặt trời. Những ngày trời nắng gắt số lượng vi sinh vật thấp hơn so với những ngày trời âm u. Những ngày trời mưa số lượng vi sinh vật trong ao hồ tăng lên rõ rệt. Nếu trước khi trời mưa, trong 1 lít nước ao hồ có khoảng 8.000 vi khuẩn thì sau khi mưa có thể tăng lên 1.123.000. Nếu lúc trời nắng, trong 1 lít nước tầng mặt có chứa khoảng 10.000 – 28.000 vi khuẩn thì khi trời âm u con số này có thể tăng lên tới 217.00 – 1.129.000 vi khuẩn.
Tuy vật sự thay đổi thời tiết chỉ ảnh hưởng mạnh đối với vi sinh vật phân bố ở tầng nước 0 – 10 m, còn ở tầng nước sâu hơn vi sinh vật ít chịu sự chi phối bởi yếu tố thời tiết.