NHỮNG CHIẾC MŨ NỒI SẶC SỠ

Một phần của tài liệu Người mặt nạ đen ở nước Angiep (Trang 70 - 72)

NHỮNG BỨC THƯ

NHỮNG CHIẾC MŨ NỒI SẶC SỠ

Các bạn thân mến!

Mình rất tiếc và rất buồn là không đƣợc đến sân vận động xem hội diễn giả trang với các cậu.

Nhƣng bù lại, mình vừa có một phát minh quan trọng. Thực ra là phát minh của mẹ mình. Và cũng không phải là phát minh mà là một điều ngƣời ta đã biết từ lâu. Nhƣng đối với mình thì cũng là phát minh.

Đầu đuôi câu chuyện nhƣ thế này.

Đọc thƣ các cậu xong, bọn học trò của mình cũng quyết định tổ chức một buổi hội diễn giả trang. Bảy thằng Số Không, mỗi đứa đội một cái mũ nồi màu khác nhau: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Tóm lại màu cầu vồng. Bảy cậu này sẽ đi đầu đám rƣớc. Nhƣng mình không thích bọn chúng đứng theo thứ tự nhƣ thế. Theo ý mình, mũ nồi đỏ phải đứng cạnh mũ nồi chàm, mũ nồi xanh chàm đứng cạnh mũ nồi da cam mới đẹp. Một Số Không khác lại muốn vàng đứng cạnh tím. Mỗi đứa một ý nhao nhao:

- Vàng đi với đỏ! - Đỏ đi với chàm! - Tím đi với vàng.

Cứ ồn lên nhƣ chợ vỡ, đến nỗi mình không làm sao bắt chúng im mồm đƣợc. Bọn mình bèn quyết định sẽ thử xếp tất cả các kiểu, rồi lấy biểu quyết chọn kiểu nào đẹp nhất.

Thoạt tiên xếp nhƣ lúc đầu: đỏ, da cam, vàng, lục lam, chàm, tím.

Sau đó đổi chỗ đi. Đỏ đứng vào chỗ da cam, rồi lại chuyển sang chỗ của vàng, rồi sang chỗ lục, cứ nhƣ thế đến khi nó tới chỗ của tím. Bây giờ đứng đầu là da cam. Bọn mình lại chuyển dần da cam sang bên phải. Rồi đến lƣợt

Bọn mình đã định bỏ quách cái trò này đi cho rảnh. Nhƣng vừa lúc ấy mẹ mình đến. Bọn mình kể cho bà nghe đầu đuôi câu chuyện. Bà cƣời rũ rồi hỏi bọn mình:

- Thế các con chƣa biết giai thừa là gì à?

Sực nhớ đến thƣ các cậu, mình vội vã nói luôn:

- Con biết! Đấy là dàn nhạc của những dấu chấm than.

Mẹ mình lại cƣời lăn cƣời bò ra. Rồi bà bảo rằng các giai thừa dĩ nhiên có thể hòa nhạc đƣợc. Nhƣng điều đó không cản trở họ giữ cƣơng vị một dấu toán học. Ngƣời ta đặt dấu này ở đằng sau một số. Và lúc ấy nó biểu thị rằng cần phải nhân bao nhiêu số tự nhiên với nhau. Ví dụ nếu viết 3! thì có nghĩa là phải nhân tất cả các số trong dãy số tự nhiên từ 1 đến 3, kể cả 3:

3! = 1.2.3 = 6

Viết nhƣ thế cho gọn. Chẳng hạn muốn nhân các số từ một đến một triệu, ta chỉ việc viết 1000 000! Vừa ngắn gọn, vừa rõ ràng.

Cái đó thì mình nhớ ngay thôi. Nhƣng có một điều mình không hiểu nổi là: giai thừa có dính dáng gì với mấy cái mũ nồi bảy màu cơ chứ?

Mẹ mình bèn nói:

- Thế này nhé! Nếu các con muốn biết cần phải đổi chỗ bảy chữ Số Không đội mũ có màu khác nhau bao nhiêu lần để có đủ các kiểu xếp thì các con phải tính giai thừa của số bảy, tức từ phải nhân tất cả các số của dãy số tự nhiên từ 1 đến 7.

Bọn mình nhân lên, đƣợc một con số to đến phát khiếp. 7! = 1.2.3.4.5.6.7 = 5040.

Năm nghìn bốn chục! Năm nghìn bốn chục kiểu xếp! Thế mà bọn mình mới xếp đƣợc 527 kiểu. Sợ chƣa!

Cũng may mà mới chỉ có bảy đứa đội mũ nồi thôi đấy. Chứ có hai mƣơi bảy đứa thì nguy to. Phải tính giai thừa hai mƣơi bảy. Chà! Các cậu có tính thì cứ việc tính, chứ mình thì chẳng phải vạ.

Chúc các cậu mạnh khỏe. Mong thƣ các cậu.

TƯỜNG THUẬT TỪ SÂN VẬN ĐỘNG

Một phần của tài liệu Người mặt nạ đen ở nước Angiep (Trang 70 - 72)