Trong lĩnh vực công nghiệp

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.DOC (Trang 25 - 26)

4. Tình hình thực quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nớc hiện ta hiện nay.

4.1.1.1. Trong lĩnh vực công nghiệp

Công nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hớng: Tiết kiệm và khai thác đúng mức tài nguyên thiên nhiên, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp năng lợng là hớng đi đúng của tiến trình CNH, HĐH. Công nghiệp chế biến đã đợc coi trọng, nhất là chế biến các sản phẩm từ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Tỷ trọng giá trị sản xuất chế biến nông, lâm, thuỷ sản

chiếm khoảng 30% trong công nghiệp chế biến và 24% trong toàn ngành công nghiệp. Một số ngành công nghiệp quan trọng, có năng lực sản xuất lớn tăng trởng rất cao, đó là sản xuất than cốc, dầu mỡ tinh chế, sản xuất sản phẩm cao su và plastic, sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác, sản xuất máy móc thiết bị, sản xuất thiết bị điện; sản xuất, sửa chữa xe có động cơ, sản xuất giờng tủ bàn ghế (từ năm 2000 trở lại đây, hàng năm giá trị sản xuất đều tăng từ 20% trở lên). Một số sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh, đạt kim ngạch xuất khẩu cao cũng tăng dần tỷ trọng trong các năm qua, đó là: dầu thô, than đá, thuỷ sản chế biến, dệt may, giầy da…

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp còn phát triển chậm, cha ổn định, tốc độ tăng trởng toàn ngành mới đạt bình quân 12,2% hàng năm( thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 14-15%), còn thiếu nhiều yếu tố cho phát triển lâu dài, hội nhập và cạnh tranh. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp còn cha rõ nét, nhất là đối với những ngành công nghiệp mũi nhọn nh công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản, công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo. Từng ngành, từng sản phẩm còn bộc lộ mất cân đối giữa khâu sản xuất chế biến nguyên liệu trung gian

( công nghiệp trung gian ) với khâu sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh (nh sản xuất phôi thép và cán thép, sản xuất bột giấy và giấy, sản xuất sợi với công nghiệp dệt, sản xuất da với chế biến các sản phẩm từ da ). Các ngành dệt may, da… giầy, lắp ráp mô tô, ô tô, điện tử phát triển nhanh kim ngạch xuất khẩu song lại phải chịu ảnh hởng rất nhiều vào diễn biến bất lợi của giá cả và thị trờng thế giới, do phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào từ nhập khẩu. Công tác dự báo và quản lý quy hoạch công nghiệp cha tốt, dẫn tới sự phát triển quá mức trong một số ngành nh xi măng quy mô nhỏ, mía đờng, rợu bia Việc… hình thành và phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng mà ta có điều kiện vẫn cha thực hiện đợc. Một số ngành then chốt nh đóng tàu, công nghiệp luyện kim phát triển chậm; hai mặt hàng dầu thô và gạo góp gần một nửa kim ngạch xuất nhập khẩu. Ngành công nghiệp may mặc, sản xuất giày xuất khẩu thực chất mới chỉ dừng lại ở khả năng gia công trên cơ sở nguyên liệu, thiết bị, dây chuyền công nghệ của nớc ngoài hơn là khả năng tự sản xuất xuất khẩu. Sản phẩm công nghiệp làm ra tính theo đầu ngời còn thấp nhng đã có hiện tợng tồn đọng, d thừa làm cho sản xuất cầm chừng.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.DOC (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w