Linh dương sừng xoắn

Một phần của tài liệu khu hệ động vật của việt nam - eleanor j. sterling (Trang 42 - 43)

Vào năm 1994 một loài thú guốc chẵn đã được mô tả từ các khu rừng dầu rụng lá một mùa và rừng bán thường xanh ở phía Nam Đông Dương. Nó được mô tả chỉ dựa trên các sừng được mua từ các chợ ở vùng Nam Trung Bộ của Việt Nam và các khu vực lân cận ở phía Đông Campuchia và người ta cho rằng chúng đã được thu thập từ đầu thế kỷ 19. Theo tên khoa học của nóPseudonovibos spiralis, loài động vật này được cho là một loài thú guốc chẵn lớn tương tự với bò tót (Bos gaurus) có chung vùng phân bố và bò xám (B.sauveli) nhưng chúng có bộ sừng hình giống đàn lia, có nhiều đốt (vòng) và xoắn ở đầu, sự kết hợp có một không hai trong các loài thú. Các mẫu vật này được cho là phần còn lại của một loài động vật khó tiếp cận theo tiếng Khơme là Khting Vor, cái tên xuất phát từ các từkhting(bò tót) và vor(cây leo hoặc cây bò), dùng để mô tả hình dạng của bộ sừng. Các câu chuyện truyền miệng mô tả Khting Vor như một loài bò rừng ăn rắn mà sừng của nó được sử dụng như cái bùa để bảo vệ người và nhà cửa chống lại rắn hoặc được xay thành bột để chữa khi bị rắn độc cắn.

Các phân tích độc lập về ADN đã được lấy từ các sừng này đã xếp loài này vào ba vị trí khác nhau trên cây phát sinh loài trong họ Bovidae: trong tộc Caprini (dê và cừu), Bovini (bò, bò rừng bizen, trâu) và có quan hệ họ hàng gần gũi với bò nuôi,Bos taurus. Đã có nhiều tranh cãi là liệu Khting Vor đã từng tồn tại hay là các mẫu vật này được tạo ra bởi các nghệ nhân địa phương vào những năm 1920 vì mục đích thờ cúng hoặc để chữa bệnh. Số lượng hạn chế của các sừng thu được (60 đến 70), các vấn đề về ADN không tinh khiết đi kèm với việc khôi phục lại ADN từ các mẫu vật cổ và số liệu rất hạn chế về địa điểm nơi các mẫu vật này thu được đã khiến vấn đề này trở nên rất khó giải quyết. Bên cạnh việc các nghiên cứu phân tử cho thấy phần trán đã được phân tích có nguồn gốc từ bò nuôi, việc kiểm tra các sừng này bằng phương pháp tinh vi đã chỉ ra

rằng các kiểu vòng và xoắn có một không hai của chúng được tạo ra bằng cách khắc, đốt nóng và xoắn.

Một phần của tài liệu khu hệ động vật của việt nam - eleanor j. sterling (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)