Hồng Hoàng (bộ Coraciiformes: họ Bucerotidae)

Một phần của tài liệu khu hệ động vật của việt nam - eleanor j. sterling (Trang 26 - 28)

Hồng hoàng là thành viên dễ nhận thấy và đáng chú ý nhất của vùng nhiệt đới ở cựu lục địa và số phận của chúng gắn liền với tình trạng của môi trường sống trong rừng. Năm mươi bốn loài hồng hoàng sống ở vùng cận Sahara của châu Phi, Nam và Đông Nam Á. Trong số này, trừ hai loài của châu Phi sống trên mặt đất (là hai loài lớn nhất của hồng hoàng và hiện nay được xếp vào một họ riêng, Bucorvidae) tất cả đều sống trên cây. Chúng có kích cỡ nằm trong phạm vi từ 100g đến lớn hơn 4kg; 6 đại diện của Việt Nam thuộc loại có kích thước lớn. Đối với tất cả các loài hồng hoàng, thân của chúng tương đối nhỏ khi so với mỏ, cánh, và đuôi có kích thước rất lớn. Khi bay, nhịp đập cánh chậm

và dài của các loài hồng hoàng lớn tạo ra tiếng động lớn và có thể nghe thấy từ khoảng cách 1km và đặc trưng đến nỗi có thể phân biệt được đó là loài nào.

Đặc điểm bên ngoài dễ nhận biết nhất của họ hồng hoàng là cái mũ chụp lên phía trên của cái mỏ ngoại cỡ. Một cách đơn giản, cái mũ này chỉ được cấu tạo từ một cái chỏm bằng sừng chạy dọc theo phía trên cùng của mỏ và giúp gia cố cái mỏ này. Tuy nhiên, đối với nhiều loài cấu trúc này phình ra thành dạng hầu như lõm như mũ bảo hiểm nằm dọc theo chiều dài của mỏ. Mức độ phức tạp về kích thước, hình dạng và sự sặc sỡ về màu sắc khác nhau khá nhiều giữa các loài. Mũ này được cho là để truyền đạt thông tin để nhận dạng loài, giới tính, tuổi và có thể đóng vai trò trong việc nhận biết cá thể hoặc trong việc giải quyết xung đột về thức ăn, chỗ làm tổ hoặc ghép đôi.

Đặc điểm đặc thù nhất về tập tính của hồng hoàng là sự sinh sản khác lạ của chúng. Giống như những nhóm chim khác, hồng hoàng làm tổ trong các lỗ tự nhiên, chủ yếu ở trên cây. Chúng hình thành những cặp một vợ một chồng và khi thời gian làm tổ đến gần cả con đực và con cái đều tăng cường bảo vệ lãnh thổ. Khi con cái tìm được chỗ làm tổ có thể chấp nhận được, nó xây tường bao quanh bằng cách đầu tiên xây một rào chắn từ bên ngoài bằng bùn và sau đó xây từ bên trong bằng phân và thức ăn thừa của chúng. Một rãnh nhỏ được để mở để con đực cho nó ăn bằng cách ựa ra từng mẩu một và đưa từng mẩu cho con cái qua cái đầu mỏ của con đực. Việc đẻ trứng không bắt đầu ngay lập tức, và khi bắt đầu đẻ chúng có thể mất 20 ngày để đẻ ra ổ trứng lớn. Việc đẻ trứng như vậy có thể diễn ra vì tinh trùng có thể được giữ rất lâu bên trong cơ thể con mẹ; khả năng thụ tinh có thể vẫn cao trong vòng 3 tuần kể từ lần giao phối cuối cùng. Sau khi bắt đầu đẻ trứng, con cái thay lông, đầu tiên thay lông ở đuôi sau đó đến lông dùng để bay. Con đực tiếp tục cho con cái và các con con ăn cho đến khi chúng lớn. Khoảng thời gian con cái ở trong tổ có thể kéo dài; các con cái của một loài có phân bố ở Việt Nam, niệc mỏ vằn (Aceros undulatus) ở trong tổ trong hơn 4 tháng. Tới một phần ba tổng số các loài hồng hoàng đẻ phối hợp; con cái được giúp đỡ (có lẽ là từ các con chưa trưởng thành) cho ăn và nuôi con non.

Các loài hồng hoàng của Việt Nam chủ yếu ăn quả cây và ăn thêm động vật nhỏ. Các loài có sở thích về thức ăn khác nhau, mặc dù tất cả các loài này ăn có chọn lọc, thích ăn các quả cây có giá trị dinh dưỡng cao và có hàm lượng nước lớn (hồng hoàng không uống nước). Chúng phần lớn phân bố trong các khu rừng thường xanh, mặc dù chúng có thể bay quanh một khu vực rộng lớn để tìm cây ăn quả. IUCN xếp niệc cổ hung (A.

nipalensis) vào loại sắp nguy cấp và hai loài khác của Việt Nam, hồng hoàng (Buceros bicornis) và niệc nâu (Anorrhinus tickelli) vào loại sắp bị đe dọa. Các loài hồng hoàng của Việt Nam bị đe dọa bởi việc mất rừng nguyên sinh mà chúng phụ thuộc vào và do săn bắn để làm thức ăn (thịt của chúng được coi là ngon) và sử dụng làm thuốc. Không có quần thể nào của hồng hoàng ở Việt Nam phát triển tốt và tất cả các loài phải được coi là bị đe dọa trên phạm vi toàn quốc.

Một phần của tài liệu khu hệ động vật của việt nam - eleanor j. sterling (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)