San hô (lớp Anthozoa)

Một phần của tài liệu khu hệ động vật của việt nam - eleanor j. sterling (Trang 41 - 42)

San hô nằm trong ngành Cnidaria, là một nhóm động vật không xương sống chuyên ăn thịt trong đó có cỏ chân ngỗng biển, sứa, bút biển (sea pens) và thủy tức. San hô sinh sản lưỡng tính; chúng giải phóng tinh trùng và trứng vào nước biển và các ấu trùng hình thành thiết lập các san hô mới trên các bề mặt trống ví dụ như đá. Nhiều loài san hô là các cá thể đơn, sống một mình; tuy nhiên, các loại san hô mà hầu hết mọi người biết đến cũng sinh sản vô tính và tạo thành các tập đoàn lớn, đôi khi khổng lồ, chứa các cá thể hoàn toàn tương đồng về mặt di truyền. Các loài hình thành tập đoàn quen thuộc nhất là các loài san hô cứng hoặc san hô sao dạng đá (bộ Scleractinia) tạo nên các rạn, là thành phần đặc biệt của nhiều vùng bờ biển nhiệt đới. Các dạn san hô được hình thành dần dần

tồn tại rất lâu sau khi các sinh vật này chết. San hô cứng là bộ đa dạng và quan trọng nhất của ngành Cnidaria ở Việt Nam, với hơn 300 loài san hô tạo rạn đã được mô tả. Môi trường biển của Việt Nam cũng có hơn 20 loài san hô có xương dạng quạt và 17 loài san hô mềm (bộ Alcyonaria).

Nhìn chung khu hệ san hô ở Việt Nam ít đa dạng hơn so với các khu vực khác của Đông Nam Á (Philipin có số lượng loài nhiều hơn gấp hai lần). Gần bờ, san hô không phát triển rộng, phần lớn hạn chế ở dạng rạn viền thấp. Có một số các nguyên nhân tự nhiên có thể làm giảm sự phong phú và số lượng loài san hô. Lượng nước ngọt chảy ra biển, đặc biệt từ sông Hồng và sông Mê Kông, làm giảm độ mặn và gây lắng đọng và cả hai yếu tố này có thể ức chế sự phát triển của sa hô. Số lượng loài san hô ít hơn mong đợi có thể do các dòng hải lưu chiếm ưu thế trong thời kỳ sinh sản của san hô không chảy từ các khu vực có số lượng loài cao (các đảo ở thềm lục địa Sunda) làm hạn chế việc lấy thêm nhiều loài san hô khác.

Khung 11

Một phần của tài liệu khu hệ động vật của việt nam - eleanor j. sterling (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)