thực vật và một số loài thậm chí còn ký sinh trên các loài cá khác. Chúng thường có các gai sắc ở phần lưng của chúng và vây ngực. Hầu hết các loài không cỏ vẩy khiến da của chúng phơi ra ngoài. Cá nheo thích nghi với nhiều loại môi trường sống khác nhau và nhiều kiểu ăn khác nhau và các loài cá nheo này có phân bố ở các vực nước từ chỗ có hàm lượng ôxy cao, nước chảy xiết đến các vùng nước tù gần như không có ôxy và ở cả nước lợ lẫn nước biển.
Cá nheo đặc biệt là những loài cá lớn sống ở sông Mê Kông, là nguồn cung cấp protein chính ở Việt Nam. Nhiều loài cá này là loài di cư, di chuyển trong năm giữa các vùng để đẻ trứng, trưởng thành và kiếm ăn. Chúng thường di cư qua biên giới. Chúng thường là các mục tiêu dễ dàng của những ngư dân khi chúng di cư thành đàn lớn. Những loài cá nheo mới đang được phát hiện với tốc độ nhanh ở Việt Nam, trong đó có sông Mê Kông với 8 loài mới đã được mô tả từ năm 2000-2004.
Cá chạch sông hoặc suối (họ Balitoridae)
Khoảng 115 loài cá chạch suối chuyên hoá cho đời sống ở nơi nước chảy xiết. Cơ thể của chúng thon dài và dẹt theo mặt phẳng ngang và một số loài đã biến đổi vây ngực và vây hông thành các đĩa bám nằm ở bụng để giúp chúng sống sót trong các dòng suốt chảy xiết. Cơ thể nhỏ - loài lớn nhất có chiều dài khoảng 14cm – và sống khá đơn độc, cá chạch suối thường không phải là mục tiêu của ngư dân mà thường bị giết ngẫu nhiên. Cá chạch thuộc họ này có khả năng là vật chỉ thị cho tình trạng của các con suối vì chúng nhạy cảm với các thay đổi môi trường nhỏ. Mức độ phong phú về loài của chúng mới chỉ bắt đầu được biết đến. Hai mươi loài mới đã được mô tả, chủ yếu từ trung tâm của dãy Trường Sơn từ năm 2000 đến năm 2004.
Động vật không xương sống
Các động vật được coi là động vật không xương sống được xếp vào thành một nhóm do chúng có chung một đặc điểm duy nhất: không có xưong sống. Ngoài đặc điểm này chúng có ít các đặc điểm chung khác và tập hợp các loài có cùng chung một tên này không có nghĩa là chúng có chung nguồn gốc tiến hoá, không giống như những thuật ngữ về phân loại khác được sử dụng. Động vật không xương sống là một nhóm đa dạng bao gồm côn trùng (siêu lớp Hexapoda), nhện và ve (lớp Arachnida) và nhiều loại giun (như các ngành Nematoda và Annelida), cua và tôm (ngành phụ Crustacea), thân mềm
như ốc, trai và mực (ngành Mollusca) và các động vật dạng rêu (moss animals) (ngành Ectoprocta). Động vật không xương sống cho đến nay là nhóm động vật lớn nhất cả về số lượng loài lẫn sinh khối. Chúng cũng ít được biết đến nhất. Một số nhóm có các đặc điểm như khả năng di chuyển thấp như ốc và các động vật thân mềm khác khiến chúng dễ hình thành các loài đặc hữu. Các núi và hang đá vôi, có lẽ có nhiều loài đặc hữu, có chứa các quần xã của các loài chưa được khám phá. Tình trạng bảo tồn của các loài động vật không xương sống ở Việt Nam còn ít được biết đến.