Ếch cây là các động vật phân bố ở vùng nhiệt đới của cựu lục địa, có số lượng loài cao nhất ở Đông Nam Á nơi chúng thường có số lượng nhiều hơn các loài ếch thuộc họ Ranidae theo tỷ lệ 3:1. Tuy nhiên, Việt Nam có 43 loài ếch cây, trên thực tế có số lượng ít hơn ếch nhái. Chúng rất thích nghi sống trên cây; các đĩa dính lớn trên ngón chân cho phép chúng trèo trên các bề mặt dựng đứng và bám vào các cành cây. Cả chân trước và chân sau đều có màng, đôi khi rộng, và những loài này thường có cơ thể bẹt và có các nếp da nằm ở chân. Các đặc điểm này cho phép các loài ếch như ếch cây bay (Rhacophorus reinwardtii) có phân bố ở miền Bắc và miền Trung nhảy dù (hoặc lượn) từ các cành cao xuống các tầng thấp hơn hoặc xuống đất. Có các đốm màu bị che khuất (màu da cam, đỏ tía, đen và vàng) là đặc điểm chung của ếch cây và nếu không có đốm
thể. Nhái cây nhỏ (giốngPhilautus) khá nhỏ, có kích thước khoảng 2,5cm, trong khi đó ếch cây trung bộ (Rhacophorus annamensis), một loài đặc hữu ở Việt Nam, có thể có chiều dài 8,5cm.
Giống như ếch nhái, ếch cây có nhiều hình thức sinh sản khác nhau. Các loài thuộc giống lớn nhất, ếch cây, xây tổ bằng bọt bằng cách đập vào các chất thải ra từ bộ máy sinh sản bằng bàn chân sau để tạo thành bọt. Bọt này sau đó cứng lại ở phía ngoài để duy trì môi trường ẩm cho trứng ở phía trong và để bảo vệ chúng khỏi bị ăn thịt. Tổ bằng bọt này được đặt trên mặt nước lặng; khi trứng nở, nòng nọc rơi xuống hoặc trôi xuống vùng nước phía dưới. Năm loài ếch cây sần của Việt Nam (giống Theloderma) gắn trứng của chúng vào thân và cành cây nằm ở phía trên các hố có nước nằm trong cây. Các ấu trùng nở ra rơi xuống các hố này để thực hiện quá trình biến thái. Nhái cây nhỏ đẻ trứng trên mặt lá hoặc trong các kẽ hở của thực vật biểu sinh nơi chúng phát triển trực tiếp thành ếch con.