Thằn lằn giun (họ Dibamidae)

Một phần của tài liệu khu hệ động vật của việt nam - eleanor j. sterling (Trang 38 - 39)

Vì đời sống bí ẩn của thằn lằn giun (họ Dibamidae) trong đó chúng sống gần như hoàn toàn dưới mặt đất, sự đa dạng xung như sinh thái và tập tính của chúng ít được biết đến. Có chiều dài 5-25cm, chúng có đầu tù, ưa đào bới được bao phủ bởi các vẩy bóng, nhẵn và nằm chồng lên nhau. Mắt của chúng không phát triển hoàn toàn và bị che phủ dưới các vẩy không cử động được và chúng không có lỗ tai ở bên ngoài. Cả con đực và con cái đều không có chân trước và chỉ có con đực có chân sau tiêu giảm và rất bé, là phần phụ giống như cái nắp có thể được sử dụng trong việc thu hút con cái và giao phối. Thằn lằn giun có thể phân bố ở nhiều loại rừng và vùng có cây bụi nhưng cần các điều kiện đất ẩm và thường đào sâu xuống bên dưới các tảng đá hoặc các cây gỗ đổ trong thời kỳ mùa khô. Các nhà khoa học cho rằng chúng ăn côn trùng và đẻ liên tiếp các ổ trứng bao gồm các quả trứng riêng rẽ.

Tất cả 19 loài thằn lằn giun trừ một loài thuộc giống Dibamus. Giống này có phân bố giới hạn ở Đông Nam Á, Philipin và phía Tây Tân Tây Lan. Loài cuối cùng, thằn lằn giun Mêhicô (Anelytropsis papillosus) phân bố ở phía bên kia của Thái Bình Dương trong một khu vực nhỏ nằm ở Đông Bắc Mêhicô. Mối quan hệ về tiến hóa của thằn lằn

giun với các nhóm thằn lằn khác hiện nay vẫn chưa được biết; hai giống này có thể là các nhóm cuối cùng còn sót lại của một nhóm cổ xưa đã từng có phân bố rộng hơn. Số lượng các loài thằn lằn giun đã tăng lên nhanh chóng, với 7 loài mới được mô tả từ năm 1997, hai trong số này từ Việt Nam. Sáu loài thằn lằn giun có phân bố trong nước. Một trong số này là thằn lằn giun Côn Đảo (D. kondaoensis) chỉ phân bố ở phía Đông Nam của Côn Đảo.

Một phần của tài liệu khu hệ động vật của việt nam - eleanor j. sterling (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)