Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng đấu thầu xây lắp và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Phục Hưng Constrexim.DOC (Trang 78)

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU

4. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn

Từ thực trạng phân tích ở chương I cho thấy vấn đề sử dụng vốn tại công ty là chưa hiệu quả, Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trong thời gian tới trở thành vấn đề cấp thiết đối với công ty. Nguyên nhân của việc sử dụng vốn chưa hiệu quả đó là do các khoản mục chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận giảm và tỷ số lợi nhuận sau thuế/ doanh thu giảm sút. Vì vậy:

+ Công ty cần tiết kiệm các khoản mục chi phí nếu có thể, bên cạnh đó chi phí về lương và thưởng cần phải tăng lên một cách phù hợp để có thể tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên, do đó đây là 1 bài toán tương đối khó về việc cân đối các khoản thu chi của doanh nghiệp.

+ Sử dụng hiệu quả đồng vốn đó là nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân để họ có thể làm tốt nhất công việc của họ, giảm sự sai sót, giảm việc phải làm lại nhiều lần, giảm tối đa việc phải tăng các khoản chi phí phát sinh do làm sai, làm không đúng quy cách, tăng hiệu quả làm việc.

+ Đảm bảo đúng tiến độ thi công như trong mục IV.7 của chương này và rút ngắn tiến độ nếu có thể để giảm việc phải trả thêm lãi, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp.

+ Có nguồn đối ứng đủ mạnh để có thể sử dụng khi cần thiết, tăng khả năng thanh toán của công ty.

+ Đối với lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có thể sử dụng để tái đầu tư chiều sâu vào máy móc thiết bị, vào nhân sự, và vào các lĩnh vực kinh doanh phụ trợ cho thi công xây lắp vừa tạo nguồn đầu vào với giá gốc cho công trình , vừa tạo thêm lợi nhuận do việc kinh doanh mang lại.

Nếu sử dụng tốt các biện pháp này sẽ hạn chế được sự lãng phí trong công ty, tăng thêm lợi nhuận và uy tín từ đó tạo thêm sức mạnh trong cạnh tranh khi tham gia đấu thầu.

5. Nâng cao uy tín của công ty

Cũng như đã phân tích ở các phần trên về tầm quan trọng của việc nâng cao uy tín của công ty. Uy tín của công ty phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các công trình xây dựng. Vì thế việc nâng cao chất lượng các công trình là vấn đề rất quan trong đối với công ty hiện nay. Đó là 1 bài toán khá nan giải, vì công ty phải “hy sinh” 1 phần lợi nhuận để có thể giảm giá dự thầu tăng sức cạnh tranh nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo về chất lượng công trình và tiến độ thi công. Thực tế cho thấy có những công trình công ty chấp nhận thua lỗ để đảm bảo chất lượng công trình nhằm làm tăng thêm uy tín cho công ty, đó cũng là 1 chiến lược vì tầm quan trọng của những công trình đó làm tăng thêm tiếng tăm cho công ty.

Việc nâng cao chất lượng về nhiều mặt là vấn đề mà công ty cần giải quyết để có thể nâng cao khả năng thắng thầu. Vấn đề giải pháp nâng cao chất lượng về nhiều mặt sẽ được tôi trình bày ở phần sau.

6. Nâng cao chất lượng biện pháp tổ chức, quản lý tại công ty

- Hệ thống quản lý chất lượng tại trụ sở: hiện tại công ty đang áp dụng theo mô hình tổ chức quản lý hệ chất lượng trong xây dựng(hướng dẫn chung về áp dụng các tiêu chuẩn TCVN/ISO 9000 cho các đơn vị thi công xây lắp trong xây dựng). Các thành viên tham gia hệ chất lượng bao gồm:

Tổng Giám đốc công ty

Phó giám đốc phụ trách xây lắp

Trưởng phòng quản lý dự án kiêm trưởng ban KCS công ty Các chuyên viên theo dõi chất lượng thuộc ban KCS công ty Chủ nhiệm công trình

Cán bộ phụ trách chất lượng công trình Cán bộ kỹ thuật thi công

Cán bộ vật tư thiết bị Công nhân kỹ thuật

Bộ phận quản lý chất lượng tại trụ sở (từ Tổng giám đốc côngty cho tới ban KCS) có nhiệm vụ xây dựng chính sách chất lượng chung cho toàn công ty; phê duyệt mục tiêu chất lượng cho từng dự án; đôn đốc, kiểm tra các đơn vị, công trường thực hiện mục tiêu chất lượng của đơn vị mình; đảm bảo cung cấp đầu đủ các nguồn lực cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ.

- Hệ thống đảm bảo chất lượng tại hiện trường: Trước khi bắt đầu triển khai xây dựng công trình, ban chỉ huy công trường sẽ được thành lập với nòng cốt là các cán bộ cókinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững. Ban chỉ huy công trường hoạt động theo sự chỉ đạo của công ty đại diện cho công ty trong việc thi công, điều phối công việc và giám sát chất lượng công trình. Trong đó:

Chỉ huy trưởng công trường: Chịu trách nhiệm chính quản lý thi công công trình và phân công các bộ phận giám sát, thực hiện các yêu cầu về chất lượng công việc.

Phó chỉ huy trưởng: chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật thi công, thiết lập các phương án thi công và tổ chức giám sát chất lượng công việc.

Kỹ sư giám sát công trường: Chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên công việc trên công trình theo sự phân công được giao, hướng dẫn và hỗ trợ các tổ đội công nhân thực hiện các biện pháp thi công và đảm bảo chất lượng công việc. Đồng thời, để đảm bảo việc kết quả kiểm tra chất lượng của các công việc được khách quan và chính xác, bên cạnh việc chủ động giám sát chất lượng công trình, ban chỉ huy

công trường sẽ thường xuyên phối hợp kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công tại hiện trường cùng với các bộ phận liên quan của các bên:

Đại diện giám sát của nhóm thiết kế Đại diện của chủ đầu tư

Đại diện tư vấn giám sát Phòng thí nghiệm hiện trường

Nếu đảm bảo được biện pháp tổ chức quản lý tại công ty theo các tiêu chuẩn sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp của công ty trong hoạt động quản lý và tổ chức sản xuất tạo thêm uy tín cho công ty, tạo ấn tượng cho chủ đầu tư về 1 mô hình quản lý chuyên nghiệp làm việc đúng theo yêu cầu, tạo thêm khả năng cạnh tranh trong khi tham gia đấu thầu.

7. Nâng cao biện pháp đảm bảo chất lượng các nguồn lực đầu vào

3 nguồn lực đầu vào cơ bản của bất kì một công trình nào đó là nhân lực, máy móc thiết bị thi công và vật liệu. Xác định đúng đắn các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực và máy móc thiết bị sẽ tạo thêm năng lực thi công cho công ty, năng lực thi công mạnh sẽ là yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ trong khi tham đấu thầu. Bên cạnh đó việc tìm kiếm vật liệu mới với giá cả phải chăng sẽ là yếu tố làm giảm giá thành xây dựng, cũng là 1 yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ khi tham đấu thầu. Sau đây là các biện pháp nâng cao chất lượng các nguồn lực đầu vào:

- Nhân lực:Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ thi công được đảm bảo bằng các biện pháp sau:

+ Lựa chọn cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của công trình.

+ Thiết lập cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng + Có chế độ đãi ngộ phù hợp,công bằng, lấy năng suất và chất lượng công việc làm thước đo chủ yếu. Chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng minh bạch và kịp thời.

+ Có cơ chế giám sát, kiểm tra thường xuyên để đội ngũ liên tục được kiện toàn.

+ Lựa chọn thiết bị thi công phù hợp với biện pháp thi công, ưu tiên sử dụng các thiết bị tiên tiến, hiện đại.

+ Kiểm định,bảo dưỡng, bảo trì thiết bị theo đúng các quy định của nhà sản xuất cũng như của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo khả năng vận hành của thiết bị.

+Sử dụng đội ngũ vận hành, bảo dưỡng có trình độ chuyên môn, gắn liền quyền lợi, trách nhiệm với thiết bị để nâng cao tinh thần tự giác, sáng tạo trong bảo quản và sử dụng thiết bị.

- Vật liệu

+ Xây dựng mối quan hệ đối tác truyền thống với các nhà cung cấp có uy tín + Xây dựng quy trình lựa chọn, huy động, tiếp nhận, bảo quản và sử dụng vật tư hợp lý

+ Luôn tìm tòi, tiếp cận thị trường để đưa các loại vật liệu tiên tiến nhất vào sử dụng.

8. Đảm bảo sự hợp lý của quy trình, biện pháp thi công

Nếu nhà thầu nhận thức rõ tầm quan trọng của trí tuệ tập thể trong việc xây dựng quy trình, biện pháp thi công, từ đó việc lập quy trình biện pháp thi công tại công trường sẽ tận dụng được triệt để trí tuệ, năng lực tập thể phục vụ cho việc thi công. Bên cạnh đó nếu nhận thức đầy đủ sức mạnh thật sự của công ty cũng góp phần xác định phương án, biện pháp thi công hợp lý phù hợp với khả năng tài chính, khả năng về nhân lực của công ty. Để đảm bảo sự hợp lý của các phương án, biện pháp thi công thì công ty nên thực hiện theo trình tự sau:

+ Dự thảo bởi cán bộ kỹ thuật, kiểm tra bởi cán bộ KCS và chỉ huy trưởng + Lấy ý kiến lực lượng công nhân thi công trực tiếp

+ Đệ trình chủ đầu tư, tư vấn giám sát

+ Sửa đổi, bổ sung sau khi có ý kiến của chủ đầu tư, tư vấn giám sát

+ Triển khai thành kế hoạch chi tiết, phổ biến cho mọi thành phần liên quan + Theo dõi, đánh giá hiệu quả áp dụng thực tế, tập hợp các ý kiến phản hồi để tiếp tục hoàn thiện

Ngoài ra, để thích ứng với các tình huống phát sinh, nhà thầu nên lập các biện pháp dự phòng.

Nếu thực hiện được đúng theo các ý kiến trên, sẽ làm cho các quy trình thi công trở nên hợp lý, phù hợp với năng lực của công ty, tạo khả năng cạnh tranh về phương án thi công, tăng thêm điểm đánh giá của bên mời thầu, là yếu tố tạo ra sự cạnh tranh trong khi tham gia đấu thầu.

9. Đảm bảo tuân thủ hồ sơ thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật

Nếu đảm bảo tuân thủ đúng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế và đảm bảo đúng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được quy định, sẽ tạo niềm tin cho chủ đầu tư về khả năng đáp ứng đúng theo các yêu cầu của chủ đầu tư, đây cũng là 1 yếu tố giúp tăng thêm ấn tượng tốt cho nhà thầu khi tham gia đấu thầu. Các biện pháp như sau:

- Đảm bảo tuân thủ hồ sơ thiết kế:

+ Nghiên cứu kỹ càng hồ sơ thiết kế để nắm vững các yêu cầu thiết kế

+ Đua ra các đề xuất điều chỉnh thiết kế để nâng cao chất lượng hồ so thiết kế cũng như tạo thuận lợi cho công tác thi công

+ Phối hợp chặt chẽ với các bên trong công tác làm rõ, giải thích hồ sơ thiết kế

- Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật:

+ Thống nhất với chủ đầu tư, tư vấn giám sát về các tiêu chuẩn áp dụng

+ Phổ biến các nội dung của tiêu chuẩn có liên quan đến công tác thi công cho cán bộ, công nhân.

+ Đề xuất sử dụng các tiêu chuẩn tương tự nhằm tạo điều kiện cho công tác thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình

10. Nâng cao biện pháp giám sát, kiểm tra, nghiệm thu

Để đảm bảo chất lượng, công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu cần được tiến hành một cách hệ thống, đồng bộ, liên tục. Mỗi sản phẩm xây dựng đều phải trải qua công tác kiểm tra, nghiệm thu từ các yếu tố đầu vào(chất lượng vật tư, thiết bị, con người), biện pháp thi công, chất lượng bán thành phẩm cho đến thành phẩm và qua 2 cấp kiểm tra, nghiệm thu: Kiểm tra nghiệm thu nội bộ(nhà thầu) và kiểm tra, nghiệm thu chính thức(với sự tham gia của tất cả các bên có liên quan). Nhà thầu nhằm nâng cao chất lượng công việc thì nên tuân theo đầy đủ các bước giám sát, kiểm tra,

nghiệm thu đảm bảo chất lượng công trình, việc nâng cao biện pháp giám sát, kiểm tra và nghiệm thu sẽ tạo thêm uy tín tạo hình ảnh tốt đẹp về sự phát triển của công ty luôn gắn liền với chất lượng và trách nhiệm trong thi công.

- Công tác nghiệm thu được thực hiện theo các bước: Nghiệm thu công việc, bộ phận

Nghiệm thu giai đoạn hình thành Nghiệm thu bàn giao công trình

- Công tác kiểm tra, nghiệm thu cho công việc, bộ phậntuân theo trình tự sau:

+ Kiểm tra, phê duyệt công tác chuẩn bị( biện pháp thi công, hồ sơ nhân sự, hồ sơ thiết bị…)

+ Kiểm tra chất lượng vật liệu:

Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của vật liệu( do nhà sản xuất cung cấp) Lấy mẫu tại hiện trường và thí nghiệm bởi phòng thí nghiệm hợp chuẩn. Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm( hỗn hợp bê tông, các giai đoạn gia công kết cấu thép,…)

Giám sát quá trình thi công Nghiệm thu bộ phận, cấu kiện

- Công tác nghiệm thu giai đoạn hoàn thành: được thực hiện khi thi công hoàn tất giai đoạn xây lắp(tất cả các công việc, bộ phận thuộc giai đoạn đã được nghiệm thu).

- Công tác nghiệm thu bàn giao: được thực hiện sau khi hoàn thành toàn bộ gói thầu

11. Quy trình phát hiện và xử lý sản phẩm không phù hợp

Phải đưa việc phát hiện và xử lý sản phẩm không phù hợp thành một quy trình vì nhằm đảm bảo chất lượng các công trình ngày càng được nâng cao, quy trình làm việc ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng nhà thầu nói chung sau này. Nếu nhà thầu có sản phẩm không phù hợp mà được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ tạo uy tín tốt cho chủ đầu tư, tạo niềm tin cho các chủ đầu tư khác khi làm việc với nhà thầu.

- Quy trình phát hiện sản phẩm không phù hợp: + Thí nghiệm vật liệu đầu vào

+ Giám sát quá trình thi công

+ Kiểm tra, thí nghiệm sản phẩm hoành thành

+ So sánh kết quả của các kiểm tra, thí nghiệm trên với yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật để kết luận và lập phương án xử lý(nếu cần)

- Quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp

+ Đối với vật liệu đầu vào: Sau khi tiến hành các thử nghiệm cần thiết và có kết luận không đạt thì chuyển ngay ra khỏi công trường và có phương án huy động vật tư thay thế

+ Đối với bán thành phẩm: Đánh giá mức độ sai sót hoặc kém phẩm chất, sau dó phân loại để xử lý. Tuỳ theo mức độ và chủng loại sản phẩm mà có các cách xử lý sau:

o Sửa chữa, khắc phục

o Bổ sung số lượng, gia cường

o Loại bỏ

+ Đối với sản phẩm đã hoàn thành: Phân tích ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến công trình để đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất. Việc xử lý phải ưu tiên đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công.

Tất cả các phương án xử lý sản phẩm không phù hợp đều phải được sự thống nhất của các bên liên quan trước khi tiến hành.

12. Đảm bảo tiến độ thi công

+ Để đảm bảo tiến độ thi công thì nhà thầu cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thiết kế, các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, điều kiện thi công thực tế để điều chỉnh biện pháp thi công hợp lý đảm bảo kế hoạch sản xuất trên công trường.

+ Tổ chức thi công các công việc theo đúng trình tự, theo sát tiến độ thi công, lập kế hoạch cung cấp vật tư, vật liệu, tiến độ huy động thiết bị thi công phù hợp với tình hình thực tế trên công trường đảm bảo đầy đủ các điều kiện để công việc trên công trường được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn do các yêu tố chủ quan.

+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các yếu tố khách quan để có biện pháp đề phòng hoặc khắc phục kịp thời để không làm chậm tiến độ đề ra

+ Bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, thi công vào các

Một phần của tài liệu Thực trạng đấu thầu xây lắp và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Phục Hưng Constrexim.DOC (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w