II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU
10. Nâng cao biện pháp giám sát, kiểm tra, nghiệm thu
Để đảm bảo chất lượng, công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu cần được tiến hành một cách hệ thống, đồng bộ, liên tục. Mỗi sản phẩm xây dựng đều phải trải qua công tác kiểm tra, nghiệm thu từ các yếu tố đầu vào(chất lượng vật tư, thiết bị, con người), biện pháp thi công, chất lượng bán thành phẩm cho đến thành phẩm và qua 2 cấp kiểm tra, nghiệm thu: Kiểm tra nghiệm thu nội bộ(nhà thầu) và kiểm tra, nghiệm thu chính thức(với sự tham gia của tất cả các bên có liên quan). Nhà thầu nhằm nâng cao chất lượng công việc thì nên tuân theo đầy đủ các bước giám sát, kiểm tra,
nghiệm thu đảm bảo chất lượng công trình, việc nâng cao biện pháp giám sát, kiểm tra và nghiệm thu sẽ tạo thêm uy tín tạo hình ảnh tốt đẹp về sự phát triển của công ty luôn gắn liền với chất lượng và trách nhiệm trong thi công.
- Công tác nghiệm thu được thực hiện theo các bước: Nghiệm thu công việc, bộ phận
Nghiệm thu giai đoạn hình thành Nghiệm thu bàn giao công trình
- Công tác kiểm tra, nghiệm thu cho công việc, bộ phậntuân theo trình tự sau:
+ Kiểm tra, phê duyệt công tác chuẩn bị( biện pháp thi công, hồ sơ nhân sự, hồ sơ thiết bị…)
+ Kiểm tra chất lượng vật liệu:
Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của vật liệu( do nhà sản xuất cung cấp) Lấy mẫu tại hiện trường và thí nghiệm bởi phòng thí nghiệm hợp chuẩn. Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm( hỗn hợp bê tông, các giai đoạn gia công kết cấu thép,…)
Giám sát quá trình thi công Nghiệm thu bộ phận, cấu kiện
- Công tác nghiệm thu giai đoạn hoàn thành: được thực hiện khi thi công hoàn tất giai đoạn xây lắp(tất cả các công việc, bộ phận thuộc giai đoạn đã được nghiệm thu).
- Công tác nghiệm thu bàn giao: được thực hiện sau khi hoàn thành toàn bộ gói thầu