Những giao dịch của các nước có dự trữ chủ lực và các cơ quan

Một phần của tài liệu sự biến động của giá vàng, mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu và USD và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.DOC (Trang 28 - 29)

3. GIÁ VÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ VÀNG

3.1.3.Những giao dịch của các nước có dự trữ chủ lực và các cơ quan

quốc tế.

Qua thực tế, chung ta thấy có nhưng năm các quỹ dự trữ có số dư âm, phải nhập khẩu nhiều hơn sản xuất, và ngược lại, những năm khác khi có số dư dương thì cần xuất nhiều hơn nhập để cho quỹ dự trữ ở một mức hợp lý.

Hiện nay, các chính sách giao dịch về vàng từ quỹ dự trữ của các ngân hàng Trung ương và của các cơ quan tiền tệ quốc tế được chia làm ba loại:

- Các cơ quan tiền tệ và ngân hàng Trung ương mua số vàng từ nguồn khai thác và sản xuất ngay trong nước (như các nước thuộc châu Phi và châu Mỹ La Tinh). Lý do là vàng sản xuất trongnước thường có giá thấp hơn giá vàng thế giới lại được trả bằng bản tệ. Sự gia tăng các quỹ dự trữ này chủ yếu nhằm cải thiện khả năng giải quyết các món nợ nước ngoài.

- Những nước không sản xuất vàng nhập vàng từ nước ngoài với một tỉ lệ nhất định nào đó trong tổng quỹ dự trữ (cân đối cùng với các ngoại tệ khác) nhằm hạn chế những rủi ro do đã quá lệ thuộc vào một đồng tiềnnào đó (chẳng hạn USD) hoặc để thực hiện một chính sách kinh tế đối ngoại nào đó với các nước bạn hàgn. Ví dụ như mua hàng để giảm mức thặng dư ngoại tệ trong cán cân thương mại giữa một số nước khác so với Mỹ. Tiêu biểu cho nhóm này gồm có Ả Rập Xêut, Đài Loan.

- Những nước bán đứt hoặc mua bán theo phương thức “Gold Swap” nhằm có nguồn ngoại tệ thanh toán nợ nước ngoài. Tuy nhiên, khó có thể thanh toán nợ nước ngoài bằng cách bán vàng dự trữ để rồi sau đó, lại vội vàng mua vàng trở lại khi điều kiện kinh tế cho phép.

Một phần của tài liệu sự biến động của giá vàng, mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu và USD và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.DOC (Trang 28 - 29)