Ảnh hưởng do các chính sách của Nhà nước đối với vàng

Một phần của tài liệu sự biến động của giá vàng, mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu và USD và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.DOC (Trang 41 - 46)

3. GIÁ VÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ VÀNG

3.4.4 Ảnh hưởng do các chính sách của Nhà nước đối với vàng

Ngoài các chủ trương chính sách của Nhà nước về kinh tế, chính trị có thể ảnh hưởng gián tiếp đến giá vàng, người ta còn nhận định những sự thay đổi trong chủ trương của nhà nước về quyền cất giữ vàng, kinh doanh vàng và các chính sách thuế khóa đối với vàng… là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng.

Lịch sử cho thấy ở đa số các nước, Nhà nước luôn tìm cách ngăn chặn người dân mua bán và cất trữ vàng vì các lý do kinh tế, chính trị, đạo đức và tôn giáo, nhằm chuyển vàng vào công quỹ. Cho đến nay, mọi biện pháp thả lỏng hay thắt chặt đối với vàng đều đã được các nước áp dụng, từ những quy định tương đối thoáng, chỉ ở mức độ kiểm soát việc kinh doanh vàng khi xuất – nhập vào lãnh thổ cho đến biện pháp gắt gao như cấm tư nhân cất giữ vàng dưới bất kỳ dạng nào khác ngoài nữ trang, đồ mỹ nghệ và Nhà nước nắm giữ độ quyền ngoại thương về vàng.

Hậu quả của chính sách này đều giống nhau ở khắp mọi nơi: mức cung không đủ cho mức cầu về vàng của tư nhân, mức chênh lệch giữa giá vàng nội địa và giá vàng thế giới đủ sức hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu phát triển.

Vì thế, hiện nay các nước dù không còn sử dụng các biện pháp cứng rắn nhưng cũng đều đặt vàng trong tầm kiểm soát của Nhà nước với những mức độ quản lý khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế và quan điểm của chính quyền. Nhìn chung, đa số các nước đều chọn giải pháp cho tư nhân tự do cất

trữ và kinh doanh vàng, nhưng không được xuất nhập khẩu vàng, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm soát hối đoái. Khi đó, một sự thay đổi nào trong các biện pháp cụ thể này đều có thể ảnh hưởng kéo theo sự thay đổi giá vàng trong nước.

Một khi vàng đã trở về vị trí là một loại hàng hóa, việc kinh doanh vàng đều phải chịu thuế như kinh doanh những hàng hóa khác.

Chính sách thuế ở một số nước cho thấy mức thuế suất trên các giao dịch về vàng cũng khác biệt nhau. Có những nước không danh cho kinh doanh vàng một sự ưu đãi về thuế như Ý: 35%, Tây Ban Nha: 30%. Trái lại, Luxembourg không đánh thuế trên các giao dịch về vàng và nhờ đó họ đã được khoản lãi đáng kể trong kinh doanh vàng.

Tất nhiên, mọi khoản thuế có liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng cuối cùng rồi cũng đưa vào giá bán các sản phẩm của vàng. Vì vậy, khi áp dụng chính sách thuế đánh trên vàng sẽ ảnh hưởng đến giá vàng.

Khi giá bán có tính thuế, giá vàng trong nước tăng, sẽ dẫn đến mức cầu về vàng có thể bị giảm nếu thu nhập của công chúng không tăng. Lúc đó, các nhu cầu về nữ trang bằng nguyên liệu vàng được sử dụng thay thế (như các loại nữ trang bằng nhựa, thủy tinh, bằng kim loại khác… vừa rẻ vừa có mẫu mà, màu sắc đa dạng, phong phú). Mặt khác, số cầu về vàng dự trữ cũng giảm đi do các nhà đầu tư, đầu cơ chuyển dịch vốn sang thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái. Bởi lẽ, nếu áp dụng thuế suất 30% thì chênh lệch giữa giá bán và giá mua không thể dưới 30% giá bán, trong khi hiếm khi có biến cố gây tăng giảm giá vàng 30% trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, khi giá vàng trong nước tăng cao so với giá vàng thế giới, sẽ xuất hiện các hoạt động buôn lậu đưa vàng vào thị trường nội địa, hình thành một thị trường phi chính thức. Các nhà đầu tư, đầu cơ vàng cũng sẽ tiếp tục hướng về vàng vì lúc này họ là người “ăn theo” mức thuế suất cao đánh trên vàng (nhưng Nhà nước không thu được). TÌnh hình sẽ đưa đến sự biến động giá vàng rất phức tạp do nhiều mức giá khác nhau trên cùng một địa bàn, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu cơ đẩy giá vàng lên xuống bất ngờ.

Chú giải:

1. Mức sản xuất và cung ứng vàng của các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), Trung Âu, Đông Âu.

2. Những giao dịch của các quỹ dự trữ quốc tế : IMF, BRI, FECOM.

Giá vàng thế giới 15 1 2 3 7 6 5 14 13 8 9 10 4 12 11 16

3. Các hoạt động đầu cơ, đầu tư và dự trữ trong tư nhân.

4. Mức cầu của các ngành công nghiệp sử dụng vàng nguyên liệu. 5. Mức cầu của các ngành kim hoàn, thủ công mỹ nghệ.

6. Những giao dịch của các quỹ dự trữ quốc gia, các nước chủ lực : châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Nhật Bản.

7. Mức khai thác các hầm mỏ ở Nam Phi, Mỹ, Úc, Canada, Brazil, các nước khác. 8. - Tình hình mậu dịch quốc tế.

- Tình hình cán cân thương mại, cán cân thanh toán giữa các nước. - Giá trị đồng đôla và một số đồng tiền mạnh, quan hệ tín dụng, viện trợ. - Sự chuyển dịch vốn đầu tư giữa các nước, giữa các ngành công nghiệp. 9. - Các chính sách tài chính - tiền tệ.

- Mức độ tăng trưởng nền kinh tế từng nước, chu kỳ suy thoái. - Mức độ lạm phát, giảm phát.

- Sự biến động trong sản xuất dầu mỏ, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng. 10. Các điều kiện kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng.

11. - Các chính sách quản lý thuế khóa đối với vàng.

- Lãi suất thực tế giữa vàng, đôla, trái phiếu, bất động sản. - Các thông tin có liên quan đến cung – cầu về vàng. 12. - Xu hướng tiết kiệm nguyên liệu.

- Mức độ gia tăng sản lượng. - Khả năng đa dạng hóa sản phẩm. - Khả năng thu tái chế, tự cung cấp. 13. - Dân số, thu nhập, đời sống.

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật. 14. - Thị hiếu về thời trang.

- Múc độ phát triển các nữ trang không dùng vàng. - Phong tục, tập quán.

- Tình hình an ninh trật tự.

15.- Mức độ cung cấp tín dụng cho các thành viên.

- Yêu cầu ổn định và giải quyết các vấn đề trong hệ thống tiền tệ quốc tế. - Khả năng trả nợ của các nước thành viên.

16. - Chính sách thuế khóa và quản lý tài nguyên. - Giá thành khai thác và quản lý tài nguyên. Tiến bộ công nghệ thăm dò, khai thác.

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu sự biến động của giá vàng, mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu và USD và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.DOC (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w