Do sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu sự biến động của giá vàng, mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu và USD và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.DOC (Trang 71 - 76)

2. Nguyên nhân biến động giá vàng Việt Nam trong thời gian qua

2.2 Do sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường vàng và thị trường chứng khoán có quan hệ mật thiết với nhau. Xét trên khía cạnh là hai thị trường thay thế để một nhà đầu tư bỏ vốn vào

thì có thể nói sự vận động của hai thị trường này thường có xu hướng ngược nhau. Đặc điểm của vàng là có giá trị sử dụng thực rất cao và rất ổn định, nên khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn, lạm phát tăng cao, rủi ro lớn trên thị trường tài chính, các công ty làm ăn thua lỗ, thị trường chứng khoán sụt giảm… thì nhà đầu tư có xu hướng rút tiền ra khỏi các thị trường tài chính đó để chuyển sang đầu tư vào vàng nhằm duy trì gía trị của đồng tiền qua cơn khủng hoảng. Do vậy, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu cũng như của thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá vàng trong thời gian qua.

Các nhà đầu tư luôn muốn sử dụng đồng tiền của mình một cách hiệu quả nhất nên họ thường di chuyển dòng vốn của mình vào thị trường tài chính nào mang lại lợi nhuận cao nhất với điều kiện rủi ro chấp nhận được. Khi thị trường chứng khoán bùng nổ vài năm trước đây, một lượng tiền rất lớn trong dân chúng đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam làm cho thị trường này trở nên sôi động, niềm tin của nhà đầu tư vào sự sinh lợi của đồng tiền mình bỏ ra đã đẩy giá cổ phiếu lên cao. Cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng trên thị trường chứng khoán thế giới nổ ra vào cuối năm 2007 đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán thế giới (đặc biệt là Mỹ) và sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán thế giới – như Mỹ, Anh, Nhật, Xingapore… - ra đời từ lâu và đã đi vào vận động theo đúng quy luật của nó, nghĩa là những biến động lớn trên thị trường chứng khoán phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, của các công ty tham gia vào thị trường chứng khoán đó. Vậy nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam tuy ra đời từ năm 2000 nhưng để thực sự đi

vào hoạt động với nhiều công ty niêm yết và sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư thì mới chỉ vài năm trở lại đây. Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ. Nhiều người không có hoặc có rất ít kiến thức về thị trường này nhưng họ vẫn đầu tư, họ xem cổ phiếu công ty như một loại hàng hóa bình thường và họ nghĩ rằng có thể kiếm lời theo kiểu mua rẻ bán đắt. Vì không hiểu biết nhiều về thị trường nên các quyết định mua hay bán phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, xu hướng của các nhà đầu tư khác tạo nên một quy luật tâm lý gọi là “tâm lý bầy đàn”. Điều này dẫn tới một nghịch lý là khi giá lên thì đổ xô nhau đi mua vì họ kỳ vọng là giá sẽ còn tăng và sẽ bán trong tương lai gần để kiếm lời, và khi giá xuống thì cùng nhau ồ ạt bán ra vì lo sợ giá sẽ còn xuống nữa. Do nhiều nhà đầu tư trên thị trường không kiếm soát được việc đầu tư của mình nên yếu tố tâm lý có vai trò ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua bán của nhà đầu tư, và do đó ảnh hưởng tới sự vận động của toàn thị trường. Cũng vì không kiểm soát cũng như đánh giá được hoạt động đầu tư của mình nên nhiều khi các nhà đầu tư đã đẩy thị trường lên cao hơn giá trị thực của nó nhiều lần – đó là lúc thị trường chứng khoán phát triển quá nóng – và cũng có khi đẩy thị trường xuống thấp hơn giá trị thực của nó. Đợt sụt giảm trên thị trường chứng khoán gần đây nhất từ hồi tháng 9 năm 2007 do cuộc khủng hoảng thị trường chứng khóan toàn cầu là một ví dụ điển hình.

BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG VIỆT NAM 1/2006 - 4/2008 900 1000 1100 1200 1300 1400 1500 1600 1700 1800 1900 2000 1/06 3/06 5/06 7/06 9/06 11/06 1/07 3/07 5/07 7/07 9/07 11/07 1/08 3/08 1000 VNĐ Tháng/Năm

Thị trường chứng khóa tác động lên giá vàng không giống cách mà giá dầu thô thế giới tác động lên giá vàng. Mối tương quan giữa vàng và dầu rất lớn, khi giá dầu tăng thì gần như ngay lập tức kéo theo giá vàng tăng và ngược

lại, khi giá dầu giảm thì cũng làm cho giá vàng giảm, tuy mức độ giảm còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhưng cách thị trường chứng khoán tác động lên giá vàng có sự khác biệt. Vì nhà đầu tư di chuyển luồn tiền từ thị trường bất ổn, rủi ro lớn mà lại ít mang lại lợi nhuận sang thị trường tiềm năng hơn, hiện tượng này không thể diễn ra ngay tức thì được, và nó còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý của nhà đầu tư. Với nhiều nhà đầu tư, rút ra khỏi thị trường chứng khoán là một sự khó nhọc đối với họ thì một sự tăng nhẹ trở lại của thị trường chứng khoán cũng chưa chắc đã làm cho họ từ bỏ thị trường vàng để chuyển sang chứng khoán ngay được. Chỉ khi nào thị trường có sự phát triển mạnh mẽ thì mới có thể làm thay đổi dòng tiền của nhà đầu tư.

Từ đồ thị ta thấy sự ảnh hưởng của thị trường chứng khoán lên giá vàng rõ nét nhất là từ đợt khủng hoảng trên thị trường chứng khoán toàn cầu tháng 9/2007. Đợt điều chỉnh này làm thức tỉnh các nhà đầu tư, giúp họ nhận ra được giá trị thực tế của những giấy tờ mà họ cầm trong tay. Khi thị trường đang giảm xuống quá mạnh và chưa thấy triển vọng đi lên đã làm nản lòng các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường chứng khoán, họ đổ xô bán tống bán tháo cố phiếu khiến cho thị trường chứng khoán sụt giảm một cách nghiêm trọng. VN-Index giảm từ hơn 1.100 điểm vào giữa tháng 9/2007 xuống còn 400 điểm vào giữa tháng 5/2008 – giảm hơn 60%. Từ 10/2007 đến giữa tháng 5/2007, chỉ số HASTC-Index giảm 275 điểm (gần 70%) từ 400 xuống 125 điểm.

Hầu như thị trường chứng khoán chỉ ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường vàng chỉ khi thị trường chứng khoán có những biến động lớn. Trong trường hợp này, lòng tin của người dân, của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán - hay vào hoạt động động của công ty

cũng như sự phát triển của nền kinh tế - bị giảm sút nghiêm trọng. Đây là một lý do chính khiến cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán rút tiền ra khỏi thị trường này để chuyển sang thị trường vàng khi thị trường vàng lúc này cũng đang phát triển mạnh và hấp dẫn. Tuy nhiên khi họ chuyển sang thị trường vàng, có nhiều yếu tố khác đã ảnh hưởng đến giá vàng trong nước. Như đã nói ở trên, khi mà các nhà đầu tư đã rút khỏi chứng khoán để đầu tư vào vàng khi niềm tin của họ vào nền kinh tế bị giảm sút thì lúc này những biến động nhỏ trên thị trường chứng khoán rất ít ảnh hưởng tới giá vàng trong nước. Tình hình thị trường chứng khoán vẫn chưa cải thiện nhiều và chưa có dấu hiệu phục hồi trong tháng 5/2008 nên dường như thị trường vàng vẫn thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu sự biến động của giá vàng, mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu và USD và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.DOC (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w