3. GIÁ VÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ VÀNG
3.3 Tổng hợp các yếu tố cơ bản của giá vàng
Mức cầu về vàng:
- Mức cầu của khu vực kim hoàn khoảng 1.000 tấn (50%) - Mức cầu của các ngành công nghiệp khoảng 250 tấn (12%) - Mức cầu của dự trữ dưới dạng tiền đúc khoảgn 200 tấn (10%)
- Mức cầu của dự trữ dưới dạng vàng thỏi, nén của các hoạt động tích lũy, đầu cơ khoảng 560 tấn (28%)
Trong các nhân tố trên, mức cầu về kim hoàn, về đầu tư và mức cung về tái chế (vàng dùng lại) chịu ảnh hưởng của các biến động về giá vàng trong ngắn hạn.
Khi giá vàng tăng do ảnh hưởng của một nguyên nhân nào đó ngoài thị trường, tức là ngoài những nhân tố cơ bản (như biến cố quan sự hay sự biến động của giá dầu mỏ chẳng hạn) thì các mức cung cầu trên đây sẽ bị ảnh hưởng theo. Những tư nhân đầu tư và đầu cơ sẽ dự báo giá vàng tăng và họ sẽ gia tăng số lượng mua vào, trong khi các nhà sản xuất, khai thác từ hầm mỏ cũng sẽ trì hoãn việc giao hàng để hi vọng bán với giá cao hơn trong vài tuần tới. Sự mất cân đối tạm thời này giữa cung và cầu tạo cho giá vàng có chiều hướng gia tăng. Lúc đó vào mỗi thời điểm, đường biểu diễn của giá vàng đều có thể lên, hoặc ngừng hoặc gia tăng và dao động nhẹ hoặc sẽ đột ngột giảm xuống… tùy theo những yếu tố ảnh hướng đến mức cung và cầu. Một điều cần lưu ý là khi sự mất cân đối giữa cung và cầu đi trước sự biến động của giá vàng, nó sẽ gây ra nhưng cơn sốt giá rất nặng nề. Đây là một sự biến động do mất cân đối giữa các nhân tố nội tại của thị trường vàng.
Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự mất cân đối cung, cầu có thể đi trước (và là nguyên nhân) hay theo sau (và là hậu quả) của sự thay đổi giá vàng. Cuối cùng các nhân tố cơ bản của cung, cầu sẽ kiềm giữ hoặc làm thay đổi những lực lượng đầu cơ quá đáng trên thị trường.