Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế

Một phần của tài liệu sự biến động của giá vàng, mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu và USD và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.DOC (Trang 81 - 84)

3. Tác động của sự biến động giá vàng đối với Việt Nam

3.5Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế

Một nền kinh tế dự trữ nhiều vàng sẽ làm cho giá vàng chi phối mục đích đầu tư của người dân. Nghĩa là một bộ phận tiền tiết kiệm của dân cư sẽ được đưa vào dự trữ vàng. Và để thỏa mãn nhu cầu vàng này phải nhập khẩu vàng từ nước ngoài vào. Lúc này vàng trở thành phương tiện cất trữ giá trị trong nền kinh tế, thay vì tiền giấy pháp định làm chức năng này.

Lưu thông vàng và ngoại tệ thay vì tiền giấy pháp định trong nền kinh tế là hoàn toàn không có lợi. Bởi vì, chúng ta có thể sử dụng vàng và ngoại tệ đó để đầu tư cho nền kinh tế, mua sắm thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm đường sá… để phát triển nền kinh tế, nhưng chúng ta đã không làm điều đó được, trong lúc nước ta lại đang phải đi vay ngoại tệ từ nước ngoài. Một số nguyên nhân chính của vấn đề này là:

Thứ nhất, người dân sử dụng vàng để tích trữ giá trị là bởi vì vàng ít biến động về sức mua trong sự so sánh với các loại hàng hóa có giá trị khác trên

thị trường. Điều này làm cho người cất trữ giá trị bằng vàng yên tâm là giá trị mà mình cất trữ không bị hao hụt. Đây là quy luật của lưu thông tiền tệ: Tiền xấu đuổi tiền tốt ra khỏi lưu thông, tiền tốt đi vào cất trữ và tiền xấu đi vào lưu thông.

Điều thứ hai là khi những người tiết kiêm luôn đầu tư các khoản tiết kiệm của mình vào vàng hay ngoại tệ, thì điều đó có nghĩa là họ không biết đầu tư vào cái gì có lợi hơn là đầu tư vào vàng và ngoại tệ.

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay người tiết kiệm chủ yếu gửi khoản tiết kiệm vào ngân hàng, mua vàng, một số ít mua ngoại tệ, và gần đây là đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản.

Ở các nước phát triển, đầu tư tiền tiết kiệm của dân cư chủ yếu vào lĩnh vực bảo hiểm, sau đó là đầu tư vào các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi, cuối cùng mới đầu tư vào cố phiếu, vào sản xuất kinh doanh và các sản phẩm phải sinh khác.

Như vậy, do hai nhu cầu tích trữ và đầu tư mà người tiết kiệm nhỏ đã dồn khoản tiết kiệm của mình vào vàng và ngoại tệ, vì họ nghĩ rằng cất trữ bằng nội tệ sẽ không bảo vệ được giá trị cất trữ nếu nội tệ mất giá.

Hậu quả là, khi người dân đầu tư vào vàng và ngoại tệ nhiều thì tiền gửi ngân hàng bằng nội tệ sẽ bị giảm đi, buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi tiết kiệm nội tệ. TĂng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không có lợi cho phát triển kinh tế, vì nhà kinh doanh phải chịu áp lực trả lãi tiền vay cao. Trong điều kiện mà các ngân hàng thương mại cho vay chủ yếu bằng nguồn gửi tiết kiệm có lãi suất cao, thì thựuc sự là một vấn đề của nền kinh

tế. Trong đó, sự tăng giá của vàng và ngoại tệ sẽ luôn là nguyên nhân thúc đẩy tăng lãi suất tiền gửi.

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đất đai là một tài sản luôn hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư vì nó có lợi tức cao. Do đó khoản cân đối tiền – hàng giữa vàng, ngoại tệ với đất đai và nhà tăng lên nhanh mà giá các loại hàng hóa khác không tăng lên hoặc tăng chậm.

Cất giữ vàng, ngoại tệ, đất đai, nhà cũng là loại cất trữ thường được yêu thích đối với những khoản thu nhập bất chính như tham ô, buôn lậu… Trong nền kinh tế có nhiều khoản thu nhập không minh bạch thì nhu cầu về vàng, ngoại tệ, đất đai, nhà tăng lên nhanh do nhu cầu cất trữ giá trị tăng, chứ không phải do nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sử dụng tăng.

Một điều đáng chú ý khác là khi các nhà đầu tư trong nước nghiêng về đầu tư vào đất đai, vàng, ngoại tệ, thì những nhà đầu tư nước ngoài lại nghiêng về đầu tư vào sản xuất và thương mại. Hậu quả là sẽ có nhiều doanh nghiệp do người nước ngoài làm chủ, người trong nước chỉ làm chủ vàng, ngoại tệ, đất đai và nhà.

Tóm lại, vàng là một kênh đầu tư, nhưng là xét theo người đầu tư, song không trực tiếp đầu tư cho sản xuất kinh doanh, nên không tạo ra giá trị tăng thêm để tính vào tăng trưởng kinh tế, thậm chí còn bị “chôn” dưới dạng “vàng bỏ ống”. Mỗi năm nước ta nhập khẩu khoảng trên dưới 60 tấn vàng, tính theo giá bán hiện tại lên đến gần 30,6 nghìn tỷ đồng, hay trên 1,9 tỷ USD. Một lượng vốn lớn như vậy đang nằm trong dân đã không được đưa ra để đầu tư trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế.

CHƯƠNG III. DỰ BÁO GIÁ VÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu sự biến động của giá vàng, mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu và USD và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.DOC (Trang 81 - 84)