0
Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Quan hệ cung cầu về vàng

Một phần của tài liệu SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG, MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG, GIÁ DẦU VÀ USD VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG.DOC (Trang 86 -87 )

1. Dự báo giá vàng trong thời gian tới

1.1.1.3 Quan hệ cung cầu về vàng

Nhìn chung nguồn cung vàng trên thế giới ít biến động, khoảng 2.500 tấn/năm. Cũng vì lý do nguồn cung vàng ổn định nên giá trị của vàng mới giữ được mức ổn định như vậy trong suốt quá trình lịch sử.

Tuy nhu cầu vàng cho các ngành công nghiệp sử dụng kim loại vàng ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản tăng lên nhưng trình độ tái chế vàng từ các sản phẩm đó cũng phát triển. Vì vậy nhu cầu vàng cũng giảm bớt một phần. Một đặc điểm quan trọng khác của vàng nữa là vàng được sản xuất ra nhằm mục tiêu chủ yếu là để cất giữ. Ở dạng trang sức hay vàng thỏi… thì vàng vẫn được lưu trữ lại, nghĩa là số lượng vàng trên thế giới ngày một tăng thêm – điểm này khác biệt so với hàng hoá đặc biệt khác cùng biến động giá cả với vàng, đó là dầu thô. Dầu được khai thác lên sẽ được tiêu thụ hết, nghĩa là không có tính tích lũy. Điều này tiềm ẩn một nguy cơ biến động rất cao khi quan hệ cung cầu thay đổi. Thế nhưng đối với vàng, do có tính tích lũy nên biến động cung cầu trong ngắn hạn nếu xét trên phạm vi toàn thế giới thì không ảnh hưởng lớn đến giá nhiều. Vì vậy, các nhà phân tích kinh tế mới cho rằng giá vàng mới là chỉ tiêu tin cậy để đánh giá tình hình lạm phát chứ không phải giá dầu. Tuy nhiên nếu xét trên phạm vi một quốc gia

nhỏ mà thị trường vàng chưa phát triển đầy đủ và lớn mạnh như Việt Nam thì quan hệ cung cầu trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng lớn đến giá vàng.

Một phần của tài liệu SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG, MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG, GIÁ DẦU VÀ USD VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG.DOC (Trang 86 -87 )

×