Tình hình đầu tư và đầu cơ vàng ở các nước

Một phần của tài liệu sự biến động của giá vàng, mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu và USD và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.DOC (Trang 34 - 35)

3. GIÁ VÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ VÀNG

3.2.5Tình hình đầu tư và đầu cơ vàng ở các nước

Các nhà đầu tư ở phương Tây hiện nay không còn hcú ý đến vàng như 20 năm trước đây. Họ đã chuyển một phần vốn quan trọng sang thị trường chứng khoán, đầu tư ngày càng nhiều vào các cổ phiếu của các công ty đa quốc gia, các công ty tài chính đưa nguồn vốn của họ đến các nước đang phát triển. Do đó, tuy giá vàng giảm trong những năm 1985 – 1986 nhưng cũng không gây được những đợt mua vàng lớn. Họ đã thực hiện theo lời khuyên của nhà quản lý chứng khoán: chỉ giữ một phần tài sản khoảng 5% - 15% dưới dạng bằng vàng. Riêng ở Mỹ vào năm 1986, kho bạc Mỹ phát hành đồng tiền vàng “Con Ó” đã tiêu thụ được ngay 60 tấn vàng. Sức hấp dẫn của đồng tiền này đối với công chúng Mỹ nằm ở khía cạnh “tình cảm” nhiều hơn khía cạnh lợi tức. Cùng năm này ở Nhất đã diễn ra tương tự, có hơn 182 tấn vàng được dùng vào việc đúc tiền kỷ niệm 60 năm trị vì của Nhất hoàng Hirohito được bán ra. Giá của những đồng tiền vàng này ngày càng cao hơn hẳn giá trị của hàm lượng vàng tỏng nó. Vì thế, đã có một số tổ chức bất hợp pháp dùng vàng thất để đúc thêm đồng tiền vàng này.

Các trung tâm tích trữ vàng với số lượng lớn hiện nay thuộc khu vực Trung và Viễn Đông.

Tại Trung Đông, nơi mà dân chúng vùng Vịnh có truyền thống ưa thích vàng, tình hình chính trị luôn sôi động, thiếu vằng các hình thức đầu tư chứng khóan và tín dụng… Vì thế vàng vẫn là phương tiện đầu tư và đầu cơ rất thuận lợi. Hằng năm họ có thể tiêu thụ hàng chục tấn vàng của thị trường vàng thế giới dưới dạng vàng thỏi và vàng miềng 1 ounce, đồng thời, họ cũng thích mua nhiều nữ trang vàng 24K. Tuy nhiên, họ rất nhạy bén với sự biến động của giá vàng tính bằng đòng tiền của họ và có chiều hướng bán

vàng khi giá gia tăng để sau đó giá hạ thị lại mua vào. Số cầu của họ còn tùy thuộc một nhân tố rất quan trọng là nguồn thu nhập từ dầu mỏ.

Vùng Viễn Đông được đánh giá là một trung tâm tiêu thụ lớn số vàng từ các thị trường vàng phương Tây. Thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất khu vực này là HongKong, Singpore và Tokyo. Những thị trường này đã nhanh chóng tiếp thu các kỹ thuật hiện đại về vàng của phương Tây và sẵn sàng mở cửa ch onhững nhà đầu tư vàng thế giới tham gia. Tại những nơi này, số lượng giao dịch bằng vàng thật rất cao (khác với thị trường châu Âu có giao dịch vàng bừng tài khoản cao hơn) do nhu cầu dự trữ và sản xuất nữ trang rất lớn. Nhu cầu vàng châu Á năm 1994 tăng khoảng 6-15% do kinh tế phát triển nhanh và việc giảm bớt các hạn chế nhập khẩu. Châu Á đã trở thành thị trường vàng lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ lên đến 1.400 tấn bằng 75% số vàng phương Tây khai thác năm 1993.

Một phần của tài liệu sự biến động của giá vàng, mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu và USD và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.DOC (Trang 34 - 35)