2. Phân loại theo trình độ đào tạo
2.5.1. Những thành tựu và hạn chế
2.5.1.1. Những thành tựu
Trong những năm qua, Chi nhánh NHNo & PTNT Hưng Nguyên đã chủ động xác định chiến lược, phương châm hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức trong từng hoàn cảnh cụ thể cũng như dự đoán những vấn đề mới nảy sinh. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng đều đạt được nhiều thành tựu đáng kể:
Tổng nguồn vốn huy động của năm sau tăng hơn so với năm trước (mức tăng đạt trên 20%), nguồn vốn huy động theo từng loại hình cũng có sự tăng vọt (theo cơ cấu đồng tiền: Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ quy đổi năm 2010 tăng gần gấp đôi so với năm 2009, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng đạt mức tăng cao).
Các hình thức huy động vốn và nguồn huy động vốn ngày càng được đa dạng hóa: Từ năm 2009, hình thức mở thẻ ATM còn tiếp cận với các tổ chức, cơ quan thông qua hình thức trả lương qua tài khoản (39 đơn vị); phát hành 2.579 thẻ ATM (đạt 103% kế hoạch) nguồn huy động từ hình thức Tiết kiệm học đường đã bắt đầu gây được sự chú ý từ người dân (nguồn huy động được 342 triệu đồng), mở thẻ ghi nợ quốc tế,…
Các kênh huy động vốn ngày càng được mở rộng. Ngân hàng đã áp dụng thành công nghiệp vụ tiết kiệm gắn với dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước nên đã thu hút được đông đảo khách hàng tới giao dịch.
Cơ sở vật chất và công nghệ phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng ngày càng được thêm mới, đặc biệt hiện nay Chi nhánh đang từng bước hoàn tất công tác xây dựng trụ sở và một phòng giao dịch mới. Vì thế trong tương lai, không gian làm việc của nhân viên để giao dịch với khách hàng sẽ được mở rộng.
Trình độ quản lý và trình độ chuyên môn của nhân viên ngày càng được nâng cao.
Chi nhánh Ngân hàng ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng khác trong tỉnh. Từ đó giúp cho công tác huy động vốn của Chi nhánh thuận lợi hơn, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng vốn của người dân.
2.5.1.2. Những hạn chế
Các chính sách khách hàng và công tác marketing chưa được chú trọng. Đại đa số các khách hàng chỉ biết tới các chương trình khuyến mãi và các sản phẩm mới khi họ đến giao dịch tại Chi nhánh. Hình thức giới thiệu, quảng cáo bằng pano, áp phích chưa được chú trọng, do vậy chưa phát huy tối đa hiệu quả của nó.
Các loại hình dịch vụ chậm phát triển.
Hệ thống máy tính và mạng internet nội bộ chưa thực sự tốt. Các nhân viên thường phải tạm ngưng công việc khi các thiết bị và mạng xảy ra sự cố (đặc biệt trong thời gian cuối quý, lượng khách hàng tới giao dịch quá đông làm cho hệ thống mạng truyền dữ liệu quá tải, vì vậy ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc giao dịch).
Phần lớn là các nhân viên trẻ, mới vào làm việc nên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giao dịch với khách hàng.
Tốc độ tăng của nguồn vốn huy động còn chậm hơn so với tốc độ tăng của nhu cầu vốn.
Nguyên nhân của những hạn chế trên:
•Những khó khăn của tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Nghệ An là một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế song tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chưa đạt mức tương xứng đó. Công tác tổ chức, sắp xếp lại, cổ phần hóa doanh nghiệp còn chậm vì thế ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các ngân hàng.
•Chi nhánh NHNo&PTNT Hưng Nguyên chịu sự chi phối và điều tiết của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, vì thế phải tuân theo những chính sách và quy định chung của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
•Hưng Nguyên là một huyện có mức tăng trưởng kinh tế chưa cao. Phần lớn dân cư đều hoạt động trong ngành Nông - Ngư nghiệp và buôn bán nhỏ, thành phần công nhân viên chức còn hạn chế, vì vậy lượng vốn huy động hàng tháng còn chưa nhiều.
•Trên địa bàn huyện gồm 22 xã và 1 thị trấn chỉ có một chi nhánh là Chi nhánh NHNo&PTNT và hai phòng giao dịch vì thế yếu tố đối thủ cạch tranh không gây ảnh hưởng lớn đối với Chi nhánh Ngân hàng, do đó công tác marketing ít được chú trọng.