Về sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với việc lập di chúc của người tròn mười lăm tuổi nhưng chưa đủ mười tám tuổ

Một phần của tài liệu ÁP dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của tòa án (Trang 70 - 71)

di chúc của người tròn mười lăm tuổi nhưng chưa đủ mười tám tuổi

Pháp luật dân sự nước ta quy định cho những người chưa thành niên được quyền lập di chúc, nhưng vì nhận thức của họ còn hạn chế nên khoản 2 Điều 647 Bộ luật Dân sự đã quy định việc lập di chúc của những người này phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 647 Bộ luật Dân sự chưa quy định cụ thể việc đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ là đồng ý về việc lập di chúc hay đồng ý về sự định đoạt trong nội dung của di chúc. Quy định tại khoản 2 Điều 647 Bộ luật Dân sự không những chưa chặt chẽ mà còn thiếu những nội dung quan trọng là căn cứ để xác định hiệu lực của di chúc, được thể hiện ở những yếu tố sau: Khoản 2 Điều 647 Bộ luật Dân sự chỉ quy định về độ tuổi của cá nhân có thể lập di chúc mà không quy định năng lực trí tuệ của người ở độ tuổi từ mười lăm đến chua đủ mười tám.

Việc cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi lập di chúc còn thiếu những quy định cần thiết, đó là:

- Thời điểm mà cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý thì sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho người lập di chúc ở độ tuổi từ đủ mười lăm đến dưới mười tám tuổi được thể hiện trước khi người con lập di chúc hay sau khi, hay trong khi con đang lập di chúc? Hay cả ba thời điểm mà sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho người ở độ tuổi này lập di chúc đều có giá trị pháp lý? Hay sự đồng ý đó chỉ được thừa nhận vào thời điểm trước khi di chúc được lập ra?

- Hình thức đồng ý của cha, mẹ, hoặc người giám hộ cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi lập di chúc đã không được điều luật quy định, vì thế không tránh khỏi có những cách hiểu khác nhau về hình thức đồng ý có được thể hiện bằng văn bản riêng hay chỉ cần có bút tích của cha, mẹ hoặc người giám hộ vào bản di chúc?

Vì vậy, vấn đề đặt ra là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản để điều luật được áp dụng một cách thống nhất, thật sự đảm bảo quyền tự định đoạt trong việc lập di chúc của người chưa thành niên. Việc hướng dẫn có thể theo hướng sau:

- Sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ là ý kiến của họ về việc cho hay không cho người tròn mười lăm tuổi nhưng chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc. Vì vậy, ý kiến của những người nói trên phải được thể hiện trong một văn bản riêng và phải được thể hiện trước khi di chúc được lập.

- Nếu di chúc đã được lập mà cha, mẹ hoặc người giám hộ của người lập di chúc tuy biết nhưng không có ý kiến gì thì coi như họ đã đồng ý cho lập di chúc và vì vậy di chúc đó sẽ được coi là hợp pháp.

- Nếu cha, mẹ hoặc người giám hộ không đồng ý việc lập di chúc của những người chưa đủ mười tám tuổi sau khi đã nắm bắt được nội dung của di chúc, vì sự định đoạt trong nội dung của di chúc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người không đồng ý, thì di chúc đó vẫn được coi là có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu ÁP dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của tòa án (Trang 70 - 71)