Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước.DOC (Trang 26)

1.3.1. Các nhân tố khách quan

1.3.1.1 Tốc độ phát triển kinh tế

Trong một nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định, thu nhập và tiết kiệm trong nền kinh tế và các tầng lớp dân cư ngày càng tăng lên. Điều này sẽ khiến nhu cầu đầu tư vào TPCP cũng tăng lên. Và ngược lại, nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái, thu nhập và tiết kiệm của toàn bộ nền kinh tế giảm thì cầu về TPCP cũng sẽ giảm. Cầu về trái phiếu là yếu tố quan trọng quyết định khả năng huy động vốn bằng phát hành TPCP trên thị trường sơ cấp.

1.3.1.2 Lạm phát và lãi suất tương lai dự tính

Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước tác động rất lớn đến tình hình lạm phát và lãi suất. Hai phạm trù này liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng đến cầu TPCP. Nếu lạm phát và lãi suất được dự đoán là sẽ tăng trong tương lai, cầu TPCP sẽ giảm. Nếu lạm phát và lãi suất được dự đoán là sẽ giảm, cầu TPCP sẽ có xu hướng tăng.

1.3.1.3 Khả năng sinh lời từ việc mua bán, chuyển nhượng trái phiếu Chính phủ

Khi mua trái phiếu trên thị trường, các nhà đầu tư sẽ nhắm đến hai mục đích chủ yếu đó là: hưởng lãi từ trái phiếu khi đến hạn thanh toán và mua trái phiếu sau đó bán lại trên thị trường nhằm thu lợi từ hoạt động kinh doanh ấy. Thông thường mục đích thứ hai sẽ được các nhà đầu tư nhắm tới. Tuy nhiên, họ sẽ chỉ bán trái phiếu đã mua khi thu được lợi từ hoạt động này, tức là số tiền lợi nhuận thu được khi đầu tư vào các lĩnh vực khác lớn hớn lợi nhuận từ việc giữ trái phiếu. Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư tìm được những

hoạt động đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn là việc mua TPCP. Do đó, cầu trái phiếu Chính phủ sẽ giảm. Nếu như nền kinh tế suy thoái thì các nhà đầu tư sẽ tăng tỷ trọng đầu tư vào các công cụ ít rủi ro như TPCP. Khi đó cầu TPCP sẽ tăng.

1.3.1.4 Tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ

Cầu trái phiếu Chính phủ tỷ lệ thuận với tính thanh khoản của trái phiếu. Tính thanh khoản của TPCP chịu ảnh hưởng lớn của quy trình và thủ tục mua, bán trái phiếu trên thị trường. Nếu các trình tự này đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp, các nhà đầu tư sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc mua bán, chuyển nhượng trái phiếu. Điều này tạo cho TPCP tính thanh khoản cao, vì thế cầu trái phiếu cũng sẽ tăng.

1.3.1.5 Lợi tức và mức độ rủi ro của các công cụ đầu tư khác

Nếu lợi tức của các công cụ đầu tư khác tăng lên hoặc rủi ro của chúng giảm xuống, các nhà đầu tư sẽ tăng tỷ lệ vốn đầu tư vào các công cụ này bởi vì sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Do đó cầu TPCP sẽ giảm. Và ngược lại, khi lợi tức của các công cụ đầu tư khác giảm hoặc rủi ro khi đầu tư vào các công cụ đó tăng lên, các nhà đầu tư sẽ chuyển vốn đầu tư sang công cụ có độ an toàn cao hơn, đó là trái phiếu Chính phủ.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

1.3.2.1. Chính sách huy động vốn của Kho bạc Nhà nước

Nếu như Kho bạc Nhà nước có chính sách huy động vốn hợp lý, chiến lược dài hạn chắc chắn công tác huy động vốn sẽ gặp nhiều thuận lợi. Một chính sách huy động vốn hoàn chỉnh sẽ được tính toán kĩ càng các cơ chế về lãi suất trái phiếu, phương thức phát hành, phương thức trả nợ, sự đa dạng của trái phiếu, những quy định cụ thể về việc chuyển nhượng trên thị trường trái phiếu để tăng tính thanh khoản cho TPCP. Tất cả những điều này dựa trên mục đích của đợt huy động vốn và thực trạng nền kinh tế trong nước, quốc tế cũng như tâm lý của nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư cảm thấy việc nắm giữ TPCP sẽ mang lại một nguồn lợi tức lớn trong tương lai hay

việc mua bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp dễ dàng, chắc chắn TPCP sẽ là một hàng hóa hấp dẫn đối với họ.

1.3.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật của hệ thống Kho bạc Nhà nước

Cơ sở vật chất và điều kiện công nghệ kỹ thuật hiện đại được trang bị cho hệ thống Kho bạc Nhà nước cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn. Công tác phát hành, quản lý cũng như thanh toán trái phiếu sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu có sự hỗ trợ của tin học. Ngược lại, nếu như hệ thống Kho bạc Nhà nước không được trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc như trên, đó sẽ là một khó khăn trong việc thực hiện huy động vốn.

Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam

2.1 Quá trình phát triển của thị trường trái phiếu

Trước khi hệ thống Kho bạc Nhà nước ra đời, trái phiếu Chính phủ được phát hành chủ yếu dưới hình thức công trái xây dựng Tổ quốc và do Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm. Việc phát hành không thường xuyên và kết quả còn hạn chế do đồng tiền chưa ổn định và nguồn tích lũy trong dân còn ở mức thấp.

Sau khi hệ thống Kho bạc Nhà nước được thành lập, trái phiếu Chính phủ được tổ chức phát hành thường xuyên dưới nhiều hình thức và phương thức khác nhau, đã mở ra một trang sử mới của công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu bù đắp bội chi ngân sách và tăng cường nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.

Quá trình phát triển của thị trường trái phiếu có thể được chia thành 3 giai đoạn chủ yếu sau:

2.2.1. Giai đoạn 1991 - 1994

Tín phiếu kho bạc lần đầu tiên được phát hành thí điểm tại thành phố Hải Phòng loại kì hạn 3 tháng, lãi suất 5%/tháng và do Kho bạc Nhà nước bán trực tiếp cho các tầng lớp dân cư. Kết quả phát hành rất khả quan: trong 6 tháng cuối năm 1991 đã thu được 204,4 tỷ đồng. Từ thành công bước đầu đó, Bộ Tài chính đã quyết định mở rộng địa bàn phát hành tín phiếu kho bạc ra các thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và từ cuối năm 1992 phát hàng rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nguồn tín phiếu được sử dụng chủ yếu để cân đối ngân sách nhà nước.

Có thể nói đây là giai đoạn thử nghiệm trong việc sử dụng công cụ trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Hánh lang pháp lý cho công tác phát hành trái phiếu Chính phủ chưa đầy đủ, hiệu lực pháp lý chưa cao; các hình thức và phương thức phát hành còn sơ khai… Mặc dù vậy, những kết quả đạt được trong giai đoạn này đã khẳng định trái phiếu Chính phủ là một kênh huy động vốn hết sức quan trọng để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia.

2.1.2. Giai đoạn 1995 - 1999

Để tạo hành lang pháp lý cho công tác huy động vốn, ngày 26/7/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 72/CP về quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ. Theo đó, cơ chế phát hành trái phiếu Chính phủ đã được cải tiến và mở rộng với nhiều hình thức khác nhau: phát hành trực tiếp qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước và đại lý phát hành.

Kho bạc nhà nước chỉ phát hành trực tiếp ra công chúng các loại trái phiếu kho bạc có kỳ hạn từ 1-2 năm. Các đợt phát hành được thực hiện tương đối liên tục trong năm tại tất cả các đơn vị Kho bạc Nhà nước.

Đối với tín phiếu kho bạc ngắn hạn (dưới 1 năm), Kho bạc Nhà nước đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đưa vào hoạt động thị trường đấu thầu theo hình thức

chiết khấu. Đối tượng tham gia đấu thầu là các định chế tài chính, chủ yếu là các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm

Hoạt động thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc tuy còn ở giai đoạn thử nghiệm song đã mang lại những kết quả thiết thực. Khối lượng tín phiếu đấu thầu tăng qua các năm và là nguốn quan trọng để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. Cơ chế đấu thầu đã bước đầu tạo ra cơ hội cạnh tranh, hình thành lãi suất tín phiếu theo cơ chế thị trường. Tín phiếu phát hành theo hình thức ghi sổ nên giảm bớt chi phí phát hành. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc quản lý sổ sách và thanh toán tín phiếu đã cho phép rút ngắn thời gian thanh toán và tạo thuận lợi cho việc chuyển giao tín phiếu trên thị trường thứ cấp. Nghiệp vụ quản lý phát hành và thanh toán tương đối đơn giản, thuận lợi cho cả nhà phát hành và các nhà đầu tư.

2.1.3. Giai đoạn 2000 đến nay

Nhằm tăng cường khả năng huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán đã được thành lập và đang đi vào hoạt động, ngày 13 tháng 1 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2000/NĐ-CP về quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, thay thế Nghị định 72/CP. Theo Nghị định mới, bên cạnh việc duy trì phương thức đấu thầu tín phiếu qua Ngân hàng Nhà nước và phát hành trái phiếu trực tiếp ra công chúng qua hệ thống Kho bạc nhà nước, trái phiếu Chính phủ còn được phát hành theo hai phương thức mới: đấu thầu qua Sở Giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành.

Trái phiếu phát hành theo hai phương thức này được niêm yết và giao dịch tại SGDCK, tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường thứ cấp. Mặt khác, quy chế mới cũng đã quy định rõ hơn về cơ chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Mặc dù còn có nhiều hạn chế nhất định, song đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển thị trường chứng khoán nợ nói chung và thị trường TPCP nói riêng ở Việt Nam.

2.2 Thực trạng công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước thời gian vừa qua qua

2.2.1. Huy động vốn thông qua phát hành tín phiếu Kho bạc

Từ đầu thập niên 90, để phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam cần có một số nguồn vốn lớn, trong khi đó nguồn vốn vay nước ngoài bị hạn chế; do đó việc huy động vốn trong nước trở nên cấp thiết, và một trong những kênh huy động quan trọng phải kể đến là phát hành tín phiếu Kho bạc. Từ tháng 3/1991 đến tháng 3/1995, hệ thống KBNN đã phát hành tín phiếu Kho bạc với các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng. Mức lãi suất luôn được điều chỉnh để phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động vốn trên thị trường( lãi suất giảm từ 5%/tháng trong năm 1991 xuống còn 1,7%/tháng năm 1995). Hình thức thanh toán tín phiếu khá đa dạng như thanh toán lãi ngay khi phát hành, thanh toán cả gốc và lãi tín phiếu khi đến hạn.

Bảng 2.1: KẾT QUẢ PHÁT HÀNH TÍN PHIẾU QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1991 – 1995

Số thứ tự Năm Khối lượng

(tỷ đồng) Lãi suất (%/tháng) Kỳ hạn (tháng) 1 1991 -1992 1.356 4 - 5 3 - 6 2 1993 3.545 1.9 – 2.9 3 - 6 3 1994 5.152 1.7 6 4 1995 3.147 1.7 6 Tổng 13.209

Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước

Bắt đầu từ tháng 6/1995, KBNN đã triển khai phương thức đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN dưới hình thức chiết khấu. Sự thay đổi này đã mở ra một kênh huy động mới với nhiều ưu thế hơn hẳn phương thức bán lẻ tín phiếu qua hệ thống KBNN trước đây nhằm huy động nguồn vốn trong nước đáp ứng kịp thời nhu cầu điều hành NSNN. Đối tượng tham gia đấu thầu chủ yếu là các Ngân hàng thương mại (NHTM) và các công ty bảo hiểm. Qua các năm số lượng thành viên tham gia thị trường đấu thấu tín phiếu Kho bạc ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2007 đã có 48 thành viên tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc.

Tín phiếu Kho bạc đấu thầu qua NHNN được áp dụng theo phương thức đấu thầu của Hà Lan, các thành viên đặt thầu theo lãi suất chứ không theo giá; nhưng có điểm khác là Bộ Tài chính áp dụng lãi suất chỉ đạo (lãi suất trần) trong quá trình xét mở thầu. Nếu lãi suất trúng thầu trong phạm vi lãi suất chỉ đạo thì đợt thầu thành công, lãi suất trúng thầu chính là lãi suất tín phiếu phát hành. Nếu lãi suất trúng thầu cao hơn lãi suất chỉ đạo, trong trường hợp này những đơn vị nào trúng thầu với mức lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất chỉ đạo mới được trúng thầu.

Từ tháng 6/1995 đến 31/12/2008, KBNN đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức được 583 phiên đấu thầu với tổng doanh số huy động là 126.049,8 tỷ đồng, cụ thể số liệu qua các năm như sau:

Bảng 2.2:KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC QUA NGÂN HÀNG

NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 6/1995 – 12/2009

STT NĂM SỐ PHIÊN ĐẤU THẦU KHỐI LƯỢNG TRÚNG THẦU (Tỷ đồng) LÃI SUẤT BÌNH QUÂN (%) 1 1995 4 243,6 17,5 2 1996 19 976,4 9,0 3 1997 37 2.917,5 10,5 4 1998 46 4.020,7 11,6 5 1999 46 3.001,6 8,6 6 2000 46 4.766 5,4 7 2001 44 3.915 5,4 8 2002 50 8.410 5,9 9 2003 51 15.989 5,87 10 2004 45 15.200 5,7 11 2005 60 17.886 5,75 12 2006 58 18.093 5,15 13 2007 42 10.179 3,76 14 2008 35 20.830 9,992 15 2009 44 10.000 - Tổng 627 126.049,8

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng, qua gần 15 năm hoạt động, công tác đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN đã dần đi vào ổn định. Quy mô và tần suất phát hành ngày càng tăng. Năm 1995 chỉ có 4 phiên đấu thầu với khối lượng trúng thầu là 243,6 tỷ đồng. Từ năm 1997 số phiên đấu thầu tăng nhanh chóng, đặc biệt là năm 2005 với 60 phiên và khối lượng trúng thầu là 17.886 tỷ đồng. Khối lượng huy động tăng đều năm sau cao hơn năm trước và trở thành nguốn vốn chính để bù đắp thâm hụt ngân sách. Năm 2007 lượng vốn huy động được chỉ là 10.179 tỷ đồng. Sự sụt giảm này có nguyên nhân vì từ năm 2007, NHNN phát hành trái phiếu ngân hàng dưới 1 năm vì thế tín phiếu Kho bạc không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư. Nhưng năm 2008 lượng vốn huy động được đã tăng trở lại với mức 20.830 tỷ đồng. Lãi suất khá ổn định, có xu hướng giảm dần qua từng năm. Lãi suất giảm từ 17,5% năm 1995 xuống còn 5.4% năm 2001, có tăng nhẹ trong các năm tiếp theo và giảm xuống mức 3,76% năm 2007. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã khiến cho tình hình huy động vốn qua phát hành tín phiếu Kho bạc gặp nhiều khó khăn. Trong 7 tháng đầu năm chỉ có 2 phiên được tổ chức nhưng không thành công. Đến tháng 8/2008 hoạt động này mới được khôi phục lại, lãi suất được đẩy lên mức cao 9,992% và kết quả huy động cả năm đạt 20.830 tỷ đồng.

Không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu bù đắp bội chi NSNN, công tác đấu thầu tín phiếu Kho bạc còn có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chính sách tiền tệ. Với chính sách tiền tệ thắt chặt trong giai đoạn này, việc huy động vốn thông qua phát hành tín phiếu Kho bạc đã làm giảm bớt một lượng lớn tiền mặt trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô nền kinh tế.

Đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN đã tạo ra một bước cạnh tranh mới trong việc hình thành lãi suất tín phiếu theo cơ chế thị trường. Việc NHNN giữ sổ sách và thanh toán tín phiếu đã rút ngắn thời gian thanh toán, tạo điều kiện cho việc

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước.DOC (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w