Những hạn chế trong công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước.DOC (Trang 50 - 53)

2.3.2.1. Khối lượng huy động thông qua phát hành trái phiếu chính phủ còn thấp, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế và tiềm năng trong xã hội.

Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bù đắp bội chi NSNN và cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua, khối lượng các loại TPCP được phát hành còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Tính đến 31/12/2006, dư nợ các loại TPCP ở nước ta chiếm gần 4% GDP, trong khi đó con số này ở các nước phát triển lên tới 40 - 50% GDP. Thậm chí ở Mỹ, Italia và Nhât Bản là 100% GDP.

Bảng 2.8: TỶ LỆ DƯ NỢ TPCP SO VỚI GDP GIAI ĐOẠN 1991 - 2006 NĂM TỶ LỆ (%) DƯ NỢ TPCP SO VỚI GDP NĂM TỶ LỆ (%) DƯ NỢ TPCP SO VỚI GDP 1991 0,15 1999 3,17 1992 0,83 2000 3,76 1993 1,71 2001 3,47 1994 1,98 2002 3,40 1995 2,21 2003 3,80 1996 0,93 2004 3,76 1997 2,20 2005 3,82 1998 2,39 2006 3,85

Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước

Từ bảng số liệu trên có thể tỷ lệ dư nợ TPCP so với GDP đã tăng đều qua các năm, tuy nhiên mức tăng vẫn còn chậm. Thực tế cho thấy rằng, hiện vẫn có một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể, cả nội tệ và ngoại tệ chưa được khai thác một cách triệt để. Lượng vốn này tập trung rất lớn trong các tầng lớp dân cư cũng như các tổ chức kinh tế. Qua đây chứng tỏ chính sách huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước còn nhiều yếu kém.

2.3.2.2. Công tác kế hoạch hoá hoạt động huy động vốn chưa được thực hiện tốt

Công tác kế hoạch hóa hoạt động huy động vốn là một việc rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của chiến lược huy động vốn, song công tác này hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Kế hoạch huy động vốn mới chỉ được xây dựng hàng năm, quý, tháng nhưng chưa có kế hoạch huy động trung và dài hạn. Đồng thời cũng chưa có một chiến lược tổng thể về công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Việc xây dựng kế hoạch phát hành TPCP chủ yếu dựa vào

mức thâm hụt ngân sách đã được Quốc hội thông qua, chưa gắn kết với chiến lược phảt triển kinh tế xã hội, mục tiêu chính sách tài chính quốc gia. Nhiều khi, TPCP chỉ được coi đơn thuần là một công cụ để bù đắp thiếu hụt ngân sách, giảm nhẹ vai trò là hàng hóa trên thị trường vốn cũng nhu vai trò điều hành thị trường tiền tệ.

2.3.2.3. Cơ chế phát hành trái phiếu chưa hoàn thiện

Việc phát hành trái phiếu qua hệ thống Kho bạc Nhà nước thường kéo dài trong nhiều tháng, không có lịch biểu phát hành cụ thể. Các trái phiếu của mỗi đợt phát hành có mức lãi suất khác nhau, không có thời gian đáo hạn thống nhất. Đa số trái phiếu đều phát hành dưới dạng có ghi tên, việc chuyển nhượng phải làm thủ tục ở KBNN. Do vậy nên trái phiếu không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để được niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung.

Hình thức trái phiếu chưa phong phú, lãi suất chưa hấp dẫn, kỳ hạn trái phiếu còn ngắn, phương thức trả lãi thiếu linh hoạt (chủ yếu là trả lãi cùng với gốc khi đến hạn). Chính điều này đã không hấp dẫn người mua, không khai thác hết được vốn nhàn rồi trong xã hội.

Việc xác định lãi suất của TPCP vẫn còn mang tính chủ quan, chưa căn cứ vào tình hình biến động của nền kinh tế, chưa phản ánh đúng tình hình thị trường.

Các phương thức phát hành đã được đa dạng hóa và dần đi vào nề nếp, nhưng cơ chế của từng phương thức phát hành còn cần phải tiếp tục nghiên cứu. Đối với phương thức đấu thầu trái phiếu qua Sở GDCK, số lượng thành viên tham gia ít và không thường xuyên. Khối lượng và lãi suất đặt thầu không ổn định nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của từng đợt đấu thầu. Trong từng phiên đấu thầu chỉ có một loại kỳ hạn và vẫn áp dụng cơ chế lãi suất trần nên chưa sát với lãi suất thị trường, chưa hấp dẫn được nhà đầu tư.

Phương thức bảo lãnh phát hành chưa phát huy được ưu thế của nó. Các đơn vị nhận bảo lãnh trái phiếu không phân phối trái phiếu ra công chúng mà nắm giữ toàn bộ khối lượng trái phiếu bảo lãnh.

2.3.2.4. Công tác phát hành trái phiếu còn chưa theo kịp với biến động của thị trường

Điều này được thể hiện rất rõ qua sự ứng phó của lãi suất trái phiếu Chinh phủ trước sự biến động lãi suất của thị trường. Có những thời điểm lãi suất trái phiếu cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm hoặc kỳ phiếu của các NHTM. Cả hai xu hướng này đều ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của KBNN thông qua phát hành trái phiếu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lãi suất TPCP chủ yếu do Bộ Tài chính quy định khung lãi suất. Việc thay đổi lãi suất của từng đợt phát hành để theo kịp với lãi suất thị trường thường phải mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến khối lượng huy động của đợt phát hành đó.

2.3.2.5. Tính thanh khoản trái phiếu còn thấp

Tính thanh khoản hay tính lỏng của trái phiếu thể hiện khả năng chuyển đổi trái phiếu thanh tiền mặt trước khi đến hạn. Tính thanh khoản của trái phiếu càng cao thì càng hấp dẫn nhà đầu tư và là một trong những tiêu thức quan trọng để kéo dài thời hạn trái phiếu. Thực tế cho thấy tính thanh khoản của trái phiếu còn rất hạn chế. Điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư trung và dài hạn. Các đối tượng này năm giữ hơn 80% khối lượng TPCP kỳ hạn 5 năm. Khi cần vốn tiền mặt, họ khó có thể bán lại trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Tình trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phát hành TPCP trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước.DOC (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w