Phát hành trái phiếu công trình Trung ương

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước.DOC (Trang 41 - 43)

Lần đầu tiên KBNN thực hiện huy động vốn cho các công trình là năm 1992, thực hiện Quyết định số 134/HĐBT ngày 20/4/1992 của Hội Đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ về việc phát hành tín phiếu đường dây 500KV. Cơ chế phát hành cũng khá phức tạp so với thời kỳ đó vì có nhiều đối tượng mua, có phân biệt về kỳ hạn, lãi suất. Tín phiếu đường dây 500KV có kỳ hạn 1 năm, 2 năm và 3 năm; lãi suất tương ứng là 4,2%/năm, 4,5%/năm và 5%/năm. Từ ngày 1/7/1993 các mức lãi suất này được tăng lên là 6%/năm, 6,5%/năm và 7%/năm. Loại tín phiếu này không bắt buộc với các tầng lớp dân cư nhưng lại mang tính chỉ tiêu và nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp. Tín phiếu được phát hành bằng đồng Việt Nam, bằng vàng và ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ). Đợt phát hành kéo dài đến tháng 12/1994, tổng khối lượng vốn huy động được là 334,3 tỷ đồng, chỉ đạt 28% kế hoạch. Nguyên nhân của việc huy động không đạt kế hoạch là do lãi suất của tín phiếu còn thấp, không hấp dẫn được người mua. Hơn nữa, trong thời kỳ này giá vàng có nhiều biến động, ảnh hưởng không có lợi cho người mua trái phiếu. Tín phiếu đường dây 500KV ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, còn mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Đợt phát hành này đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở trong quá trình vận động và phát hành. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thị trường nhiều biến động, do đó lượng vốn huy động được mới chỉ đáp ứng được gân 7% tổng số vốn đầu tư cho công trình.

Cũng trong thời kỳ này, KBNN đã tổ chức thêm hai đợt phát hành trái phiếu nữa, đó là trái phiếu đô thị thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng đường Nguyễn Tất

Thành - liên tỉnh lộ 15 và trái phiếu xây dựng Nhà máy xi măng Anh Sơn của UBND tỉnh Nghệ An.

Ngày 26/7/2004, cơ chế phát hành trái phiếu được thể chế hóa Nghị định số 72/CP, sau đó được sửa đổi bổ sung trong Nghị định 01/2000/NĐ-CP và mới nhất là Nghị định số 141/2003/NĐ-CP. Có thể thấy được rằng qua các năm, công tác phát hành trái phiếu công trình Trung ương và địa phương ngày càng đi vào ổn định, đạt hiệu quả cao.

Bảng 2.5: KẾT QUẢ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CÔNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 1996 – 2007

STT TÊN CÔNG TRÌNH KHỐI LƯỢNG VỐN

ĐÃ HUY ĐỘNG (tỷ đồng)

1 Thủy điện YaLy 184,7

2 Khu đô thị Định Công – Hà Nội 50

3 Khu đô thị Bắc Linh Đàm – Hà Nội 41,6

4 Khu đô thị Chí Linh – Vũng Tàu 70,5

5 Các công trình giao thông, thủy lợi 38.995,6

Tổng 39.342,4

Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước

Công tác phát hành trái phiếu công trình Trung ương đang dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng và hiệu quả. Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng khối lượng vốn huy động được tuy còn thấp nhưng đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng. Nhờ có nguồn vốn huy động được từ kênh phát hành này mà các công trình đã đẩy nhanh được tiền độ thi công, sớm đưa vào hoạt động để tạo ra nguồn thu ổn định. Từ đó đảm bảo việc thanh

toán trái phiếu khi đến hạn, qua đó nâng cao uy tín để tạo đà thuận lợi cho các đợt phát hành tiếp theo.

Từ trước năm 2000, trái phiếu được phát hành theo phương thức đấu thầu qua NHNN, thời hạn trái phiếu là 1 năm, lãi suất được xác định qua kết quả đấu thầu. Nhưng theo tinh thần của Nghị định 141 thì trái phiếu công trình được phát hành chủ yếu bằng các phương thức bán lẻ qua hệ thống KBNN, đấu thầu qua Sở GDCK hoặc bảo lãnh phát hành. Trái phiếu công trình có thời hạn tối thiếu là 5 năm, đáp ứng được nhu cầu về vốn trung và dài hạn của các công trình.

Trong năm 2003 và 2004, KBNN đã thực hiện bảo lãnh phát hành được 2.065 tỷ đồng cho các công trình giao thông thủy lợi với lãi suất từ 8,3%/năm và 8,5%/ năm. Cũng trong hai năm đó, KBNN đã thực hiện đấu thầu trái phiếu công trình giao thông thủy lợi và đạt được khối lượng đấu thầu là 1.127 tỷ đồng với mức lãi suất trúng thầu là 8,35% - 8,7%/ năm.

Việc phát hành trái phiếu công trình một mặt góp phần tăng nguồn huy động vốn của Nhà nước để tập trung đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm. Mặt khác tạo ra sự đa dạng phong phú cho các hàng hóa của thị trường trái phiếu chính phủ nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung; giúp NHNN dễ dàng hơn trong việc điều tiết tiền tệ thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước.DOC (Trang 41 - 43)