Trước khi có Nghị định 141 quy định chi tiết việc phát hành trái phiếu ngoại tệ, giai đoạn năm 1993 – 1994, KBNN đã tổ chức phát hành trái phiếu Kho bạc bằng ngoại tệ. Loại trái phiếu này có 2 loại kỳ hạn: loại 1 năm với lãi suất 4.2%/năm; loại kỳ hạn 2 năm với lãi suất 4,5%/ năm. Loại trái phiếu này được phát hành tại 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu. Kết quả thu được chỉ đạt 1,3 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất thấp, không hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Ngày 20/11/2003 Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành đã mở ra một kênh huy động mới để tăng cường nguồn vốn đáp ứng
nhu cầu đầu tư cho các công trình trọng điểm. Trong năm 2003 và 2004, KBNN đã phát hành trái phiếu Chính phủ có mệnh giá bằng đô la Mỹ. Kết quả của đợt phát được thể hiện trong bảng 2.6
Bảng 2.6: KẾT QUẢ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ BẰNG NGOẠI TỆ GIAI ĐOẠN 2003 – 2009
Đơn vị: USD
PHƯƠNG THỨC
PHÁT HÀNH NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2009
Bán lẻ qua hệ thông
KBNN 23.794.000 38.858.000 -
Đấu thầu qua NHNN 9.000.000 5.000.000 -
Đấu thầu qua SGDCK - - 460.000.000
Bảo lãnh - - 83.000.000
Tổng 32.794.000 44.358.000 543.000.000
Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước
Kỳ hạn trái phiếu là 5 năm, lãi suất bán lẻ là 3,5%/năm; lãi suất đấu thầu là từ 3,4% đến 3,5%/năm
Phát hành trái phiếu ngoại tệ là một bước đi mới trong công tác phát hành TPCP, tạo cơ hội đầu tư mới, giúp người dân quen với hình thức đầu tư trái phiếu có mệnh giá bằng ngoại tệ. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trên việc phát hành TPCP bằng ngoại tệ vẫn còn tồn tại những khó khăn.
- Qua công tác phát hành trái phiếu ngoại tệ trong 2 năm ta thấy được rằng khối lượng vốn huy động được chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất và thời hạn của trái phiếu chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư. Nếu so sánh với lãi suất trái phiếu phát hành bằng VNĐ có thể thấy được sự chênh lệch lớn: lãi suất TPCP phát hành bằng VNĐ trong 2 năm 2003 và 2004 đều là 8,5%/năm.
- Đồng thời trái phiếu ngoại tệ không được thanh toán trước hạn, điều này đã làm giảm tính thanh khoản của trái phiếu ngoại tệ.
- Vấn đề biến động của tỷ giá trong thời kì này cũng được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm bởi dễ dẫn đến rủi ro khi đầu tư và TPCP phát hành bằng ngoại tệ.
Bước sang năm 2009, Kho bạc Nhà nước đã tiếp tục thực hiện huy động vốn qua phát hành TPCP bằng ngoại tệ và kết quả thu được rất tốt. Đợt phát hành này KBNN đã không thực hiện bán lẻ trái phiếu hay đấu thầu qua NHNN mà thay vào đó là thực hiện đấu thầu qua SGDCK và bảo lãnh phát hành. Khối lượng vốn huy động được lần lượt là 460 triệu USD và 83 triệu USD đã cho thấy thành công đợt phát hành này.
Để các đợt phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ tiếp theo có được kết quả tốt hơn, Bộ Tài chính cần có những điều chỉnh hợp lí về vấn đề lãi suất huy động giữa VNĐ và USD, thanh toán lãi và chuyển nhượng trái phiếu. Công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu ngoại tệ sẽ đem lại một nguồn ngoại tệ lớn phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư của Chính phủ. Do đó việc hoàn thiện kênh huy động này là điều rất cần thiết.