Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác huy động vốn qua Kho

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước.DOC (Trang 53 - 57)

bạc Nhà nước

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

a. Chính sách huy động vốn của KBNN chưa hoàn thiện

Các loại trái phiếu mặc dù đã được đa dạng hóa về chủng loại nhưng hình thức phát hành, các điều kiện phát hành vẫn còn quá đơn điệu. Đa số các loại trái phiếu Chính phủ do KBNN phát hành đều có kỳ hạn dưới 1 năm, 2 năm và 5 năm.

Phương thức thanh toán lãi chưa đa dạng, chủ yếu là thanh toán một lần cùng tiền gốc vào ngày đến hạn.

Cơ chế khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định vẫn còn áp dụng trong các trường hợp huy động vốn bằng phương thức đấu thầu qua NHNN, đấu thầu qua Sở GDCK và bảo lãnh phát hành… Trên thực tế, nhiều khung lãi suất do Bộ Tài chính đưa ra không phù hợp với tình hình lãi suất thực tế trên thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả huy động vốn của KBNN

Công tác huy động của KBNN phụ thuộc nhiều vào nhu cầu vốn của NSNN, của các công trình; mặc dù là đơn vị phát hành nhưng KBNN không được chủ động trong việc quy định các phương thức phát hành và thanh toán.

Chưa thực hiện được công tác phân loại đối tượng đầu tư vào TPCP, từ đó chưa đưa ra được các chính sách thích hợp để huy động tối đã nguồn lực từ các đối tượng đầu tư đó.

b. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống KBNN còn chưa đáp ứng được.

Cơ sở vật chất và điều kiện kỹ thuật của hệ thống KBNN còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đủ những yêu cầu của đổi mới nghiệp vụ. Công tác tin học hóa hoạt động phát hành và thanh toán TPCP vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy được vai trò của mình trong việc thúc đẩy hoạt động huy động vốn của KBNN. Những đơn vị KBNN ở vùng sâu, vùng xa chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc như máy vi tính, máy fax… Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xử lý nghiệp vụ, đảm bảo tính an toàn, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác huy động vốn hiệu quả.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

a. Nền kinh tế chưa thực sự ổn định để tạo ra môi trường thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư.

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển, tuy nhiên là một nền kinh tế thị trường non trẻ nên vẫn còn bộc lộ không ít yếu kém. Điều đó thể hiện rõ nét qua cuộc đại khủng hoảng kinh tế vừa qua. Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền không ổn định, một số quan hệ kinh tế vĩ mô còn mất cân đối. Đã mất một thời gian dài để nền kinh tế có thể hồi phục trở lại. Mặt khác, việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN trong một thời gian dài vẫn thực hiện theo cơ chế áp đặt cho từng khu vực kinh tế, từng địa bàn. Từ năm 1998, dù lãi suất đã từng bước được tự do hóa với cơ chế lãi suất cơ bản nhưng vẫn có sự can thiệp của Nhà nước.

Sự thiếu ổn định về kinh tế vĩ mô, đặc biêt là chính sách kiểm soát lạm phát, chính sách lãi suất đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn. Càc nhà đầu tư vẫn chưa tin tưởng vào mức độ an toàn và khả năng sinh lời của trái phiếu trung và dài hạn. Chính yếu tố này đã làm hạn chế khả năng nuy động vốn và mở rộng quy mô thị trường trái phiếu nói chung và việc phát hành TPCP nói riêng trong thời gian qua.

b. Hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Trước năm 1994 không có một văn bản nào quy định về cơ chế phát hành và giao dịch trái phiếu Chính phủ. Nghị định số 72/CP đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi đưa ra văn bản chính thức đầu tiên của Chính phủ quy định về việc phát hành TPCP. Tiếp theo đó là các Nghị định 01/2000/NĐ-CP, Nghị định số 141/2003/NĐ-CP và Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH để thay thế cho Nghị định 72/CP.

Mặc dù các văn bản sau là sự sửa đổi bổ sung của văn bản trước để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế nhưng nhìn chung các văn bản vẫn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về công tác phát hành và giao dịch TPCP. Trong Nghị định 141/2003/NĐ-CP và Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH không nhất quán về quy định phát hành công trái XDTQ…

c. Thị trường thứ cấp trái phiếu chưa phát triển, hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu

Trước tiên, có quá ít các nhà đầu tư có tổ chức. Thực tế từ các thị trường phát triển cho thấy rằng sự thành công của thị trường trái phiếu là do các nhà đầu tư có tổ

chức như các NHTM, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… mang lại chứ không phải là các nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư có tổ chức mua bán trái phiếu nhằm mục đích quản lý tài sản trong danh mục đầu tư hoặc quản lý tài chính. Trong khi đó các nhà đầu tư cá nhân thường chỉ mua trái phiếu để hưởng lãi nên nhu cầu mua đi bán lại rất ít.Tính đến cuối năm 2009 mới chỉ có 74 NHTM, 30 công ty bảo hiểm, 2 quỹ đầu tư và một số tổ chức khác đóng vai trò là những nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường.

Thứ hai, các tổ chức tài chính trung gian và cung cấp dịch vụ trên thị trường vẫn hạn chế về số lượng, năng lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động. Các tổ chức này hiện nay mới chỉ có 74 NHTM, 14 công ty chứng khoán, 7 công ty quản lý quỹ, 19 tổ chức lưu ký. Tiềm lực tài chính của các định chế tài chính này nhìn chung còn yếu, thiếu kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ thấp, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Thứ ba, hiện nay vẫn chưa có một tổ chức chính thức đánh giá hệ số tín nhiệm để thực hiện đánh giá mức độ rủi ro của các loại trái phiếu phát hành ra công chúng. Điều này đã làm giảm hiệu quả của thị trường trái phiếu.

d. Chưa khuyến khích thỏa đáng các tổ chức đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.

Hiện nay, chính sách thuế đối với thu nhập từ trái phiếu vẫn chưa được quy định thống nhất giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức. Các cá nhân được miễn thuế với lợi tức từ trái phiếu nhưng các tổ chức vẫn phải chịu thuế thu nhập là 28% đối với khoản lợi tức này. Tỷ lệ điều tiết tương đối lớn đã không khuyển khích các nhà đầu tư tổ chức đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Mặt khác, việc thu thuế đồng nghĩa với việc tăng lãi suất trái phiếu. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho ngân sách, đồng thời tạo ra hiệu ứng tăng lãi suất huy động của các NHTM.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước.DOC (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w