Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Kho bạc

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước.DOC (Trang 35 - 41)

2.2.2.1 Bán lẻ trái phiếu Kho bạc qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Trái phiếu Kho bạc được phát hành với mục đích huy động vốn vừa để bù đắp thiếu hụt NSNN theo dự toán NSNN hàng năm đã được Quốc hội quy định, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế.

Từ tháng 6/1994 đến tháng 6/1995, KBNN phát hành thí điểm trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 3 năm, lãi suất được điều chỉnh và công bố hàng năm là 15%/năm, 21%/năm và 14%/năm. Tổng lượng vốn huy động được trong đợt phát hành này là

880 tỷ đồng. Kết quả huy động vốn không cao là do cùng thời điểm này, kỳ phiếu của các Ngân hàng thương mại ngắn hạn có lãi suất bình quân cao hơn, từ 21 – 22%/năm. Hơn nữa, người dân vẫn chưa quen với hình thức đầu tư vào trái phiếu trung hạn và lãi suất chưa thực sự hấp dẫn.

Để đảm bảo nhu cầu vốn cho cân đối NSNN theo chỉ tiêu được Quốc hội giao nên từ tháng 4/1995 đến tháng 10/1999, KBNN đã phát hành trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, lãi suất 21%/năm. Đây là loại trái phiếu vô danh, in sẵn mệnh giá, lãi suất hấp dẫn, được tự do chuyển nhượng, cầm cố nên đợt phát hành này đã thu hút được nhiều nhà đầu tư. Trong vòng 6 tháng, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 7.361 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn này, từ 1/3/1996 đến 15/4/1996, KBNN đã phát hành trái phiếu có ghi tên, không in sẵn mệnh giá, kỳ hạn dưới 1 năm, lãi suất 16%/năm và kết quả huy động được 745 tỷ đồng. Tuy nhiên có thể thấy rằng, loại trái phiếu này có kỳ hạn ngắn (1 năm) nên nếu huy động vốn cho đầu tư phát triển thị kỳ hạn này không phù hợp, dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong việc sử dụng vốn.

Đến tháng 9/1996, loại trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 2 năm lần đầu tiên được phát hành, có ghi tên và không in trước mệnh giá. Loại trái phiếu này được bán cho các đối tượng là người Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Chỉ trong vòng 3 tháng đã huy động được 1.259 tỷ đồng. Đến cuối năm 2004, số dư nợ gốc trái phiếu bán lẻ qua hệ thống KBNN loại 2 năm là trên 9.694 tỷ đồng.

Năm 2001, thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời, KBNN đã cung cấp hàng hoá cho thị trường này bằng việc phát hành thí điểm trái phiếu Chính phủ theo hình thức chiết khấu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trái phiếu chiết khấu được phát hành vào 15/6/2001, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 7,2%/năm. Giá bán trái phiếu sẽ được chiết khấu phần lãi tương ứng với thời gian tính từ ngày phát hành đến ngày mua trái phiếu, bảo đảm cho các trái phiếu phát hành trong cùng một đợt sẽ có cùng ngày đáo hạn. Trái phiếu không ghi tên, in trước mệnh giá, được thanh toán bằng đồng Việt Nam, tiền lãi thanh toán định kỳ mỗi năm một lần, được niêm yết và giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Trong đợt

phát hành này, lượng vốn huy động được chỉ là 48,6 tỷ đồng. Nguyên nhân là do đây là lần đầu tiên trái phiếu Chính phủ theo hình thức chiết khấu được phát hành, đồng thời lãi suất 7,2%/ năm cho kỳ hạn dài 5 năm không hấp dẫn được nhà đầu tư.

Năm 2006 là thời gian mà phương thức bán lẻ trái phiếu Kho bạc được tạp dừng lại để tập trung vào hai phương thức đấu thầu và bảo lãnh. Tuy nhiên bước sang năm 2009, do nhu cầu thực tiễn, phương thức bán lẻ đã được thực hiện trở lại. Kết quả thu được rất khả quan khi khối lượng vốn huy động được đạt 860 tỷ đồng.

Trái phiếu Kho bạc được phát hành với các loại kỳ hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm và 5 năm đạt được kết quả còn rất khiêm tốn nhưng đã đánh dấu một bước thay đổi quan trọng trong quá trình đổi mới cơ chế huy động vốn qua KBNN. Trái phiếu ngắn hạn dần được thay thế bằng trái phiếu trung và dài hạn. Các nhà đầu tư đã quen dần với hình thức đầu tư này, tạo đà cho phát hành các loại trái phiếu dài hạn hơn trong tương lai.

2.2.2.2. Trái phiếu Kho bạc đấu thầu qua Sở Giao dịch Chứng khoán

Phương thức đấu thầu qua SGDCK được bắt đầu thực hiện khi có Nghị định 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 về quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ. Quy chế mới cho phép áp dụng phương thức đấu thầu TPCP qua Sở giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành. Hiện này số lượng thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ là 52 thành viên, bao gồm các NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán.

Phương pháp đấu thầu kết hợp giữa hai hình thức cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất, trong đó khối lượng không cạnh tranh tối đa là 30%. Trái phiếu Chính phủ đấu thầu qua Sở Giao dịch Chứng khoán được bán ngang mệnh giá với kỳ hạn 5 năm. 7 năm. Hình thức phát hành là ghi sổ, được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán. Tổng khối lượng vốn huy động được thông qua phương thức đấu thầu TPCP qua Sở Giao dịch Chứng khoán từ tháng 7/2000 đến 31/12/2009 được phản ánh trong bảng 2.3

Bảng 2.3: KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TPCP QUA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN GIAI ĐOẠN 2000 - 2009

STT NĂM KHỐI LƯỢNG

TRÚNG THẦU (tỷ đồng) LÃI SUẤT TRÚNG THẦU (%) 1 2000 600 6,5 2 2001 1.333 7,3 - 7,35 3 2002 231 7,4 - 8,6 4 2003 672 8,35 - 8,7 5 2004 1.420,7 8,35 - 8,7 6 2005 2.235 8,50 - 8,75 7 2006 7.885 8,20 - 8,75 8 2007 9.857 8,50 - 8,00 9 2008 4.292 8,00 - 8,25 10 2009 110 8,25 - 8.75 Tộng 28.635,7

Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước

Có thể thấy rằng huy động vốn qua kênh đấu thầu TPCP tại Sở Giao dịch Chứng khoán còn chưa đạt hiệu quả, số lượng thành viên tham đấu thầu mỗi phiên còn ít, chỉ có 3 đến 4 thành viên tham gia. Khối lượng huy động qua các năm được

chưa ổn định. Giai đoạn từ 2006 đến 2008 đạt kết quả khá cao, đặc biệt là năm 2007 với mức 9.857 tỷ đồng nhưng sang năm 2009 lại giảm xuống chỉ ở mức 110 tỷ đồng. Điều này có thể lý giải là do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải phát triển thị trường thứ cấp cho hoạt động giao dịch trái phiếu. Thị trường chứng khoán trong các năm qua đã dần phát triển nhưng do những quy định khá chặt chẽ về khối lượng giao dịch, giá mua, giá bán nên việc tiền hành giao dịch TPCP vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Các thành viên tham gia đấu thầu vẫn chưa có đầy đủ thông tin về các đợt phát hành trái phiếu nên không thể có kế hoạch trong dài hạn. Việc các thông tin chưa minh bạch đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược của các thành viên tham gia đấu thầu, dẫn tới sự chênh lệch lớn giữa khối lượng TPCP gọi thầu và khối lượng TPCP trúng thầu. Nếu như có những quy định và chính sách quản lý thích hợp, đồng thời thông tin được công khai minh bạch chắc chăn hiệu quả từ kênh huy động vốn này sẽ cao hơn.

2.2.2.3. Phát hành trái phiếu Kho bạc theo phương thức bảo lãnh phát hành

Nhằm tạo thêm một kênh mới để huy động vốn trung và dài hạn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, đồng thời cung cấp hàng hóa đủ tiêu chuẩn cho Sở Giao dịch Chứng khoán, ngày 15/9/2000 Kho bạc Nhà nước lần đầu tiên tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức phát hành. Đối tượng tham gia bảo lãnh phát hành bao gồm các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán. Thông qua kênh bảo lãnh phát hành, mỗi năm KBNN đã huy động được hàng nghìn tỷ đồng. Trái phiếu Chính phủ phát hành theo phương thức bảo lãnh đã góp phần bổ sung một lượng hàng hóa lớn cho thị trường chứng khoán trong quá trình xây dựng và mở rộng quy mô. Thị trường bảo lãnh phát hành ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Đặc thù của nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là sự gặp gỡ, thỏa thuận trực tiếp giữa KBNN và các thành viên tham gia bảo lãnh. Do đó, thông qua thị trường này, KBNN có thể ước lượng được cung và cầu vốn trên thị trường với độ tin cậy cao, bám sát được diễn biến của lãi suất trên thị trường vốn, từ đó tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tài chính trong việc lựa chọn phương án bảo lãnh phát hành, đảm bảo hài hòa lợi ích, quyền lợi giữa chủ thể phát hành và các nhà đầu tư chứng khoán.

Bảng 2.4: KẾT QUẢ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ THEO PHƯƠNG THỨC BẢO LÃNH GIAI ĐOẠN 2000 -2009

STT NĂM SỐ ĐỢT BL KHỐI LƯỢNG PHÁT HÀNH (tỷ đồng) LÃI SUẤT (tỷ đồng) KỲ HẠN (năm) 1 2000 1 500 6,6 5 2 2001 2 250 7,0 – 7,35 5 3 2002 1 0 0 0 4 2003 6 1.650 8,3 5 5 2004 21 2.390 8,35 – 8,5 5 6 2005 40 9.945 8,0 – 8,75(9,25)* 5 và 15 7 2006 28 12.241 8,15 – 8,75(9,25)** 5 và 15 8 2007 17 6.951 7,04 – 7,3 7 9 2008 - 15.070 - - 10 2009 - 2.100 - - Tổng - 51.097

Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước

Chú thích: (*) và (**) : Lãi suất trái phiếu có kỳ hạn 15 năm

Từ năm 2000 đến năm 2008 khối lượng phát hành thông qua phương thức bảo lãnh tăng khá đều. Duy nhất có năm 2002, chỉ thực hiện được 1 đợt bảo lãnh nhưng cũng không thành công nên cả năm không huy động được vốn bằng phương thức này. Các năm sau đó lượng vốn huy động được tăng trưởng đều ở mức cao. Đến năm 2009 chỉ huy động được 2.100 tỷ đồng nguyên nhân cũng do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Có thể thấy rằng phương thức huy động vốn bằng bảo lãnh đã thu hút

được một lượng vốn đáng kể cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển. Nếu thực hiện công khai và minh bạch thông tin liên quan đến phương thức bảo lãnh phát hành TPCP theo năm và dài hạn sẽ giúp các nhà đầu tư có những thông tin cần thiết về thời điểm phát hành, khối lượng và thời hạn TPCP. Nhờ đó các nhà đầu tư có kế hoạch sử dụng và phân bổ nguồn vốn đầu tư có một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước.DOC (Trang 35 - 41)