Công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội.DOC (Trang 42 - 45)

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của SHB năm 2007 - 2009

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền (%)

Tăng giảm Số tiền

(%) Tăng giảm

Tổng tài sản 11897 14010 17.76 27032 92.95

Chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp K21

Nguồn vốn huy động 9774 11743 20.15 24615 109.6

(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 - 2009)

Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh của các NHTM nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong khu vực khách hàng cá nhân diễn ra khá quyết liệt, thông qua dịch vụ chăm sóc khác hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mãi có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn thuận lợi cho các ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng SHB qua các năm từ 2007 đến 2009 đều tăng cao, do ngân hàng không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch nên nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế đều được huy động triệt để hơn.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SHB năm 2007 – 2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

6 tháng đầu Năm 2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Các khoản nợ

Chính phủ và NHNN 1717 6.5

Tiền gửi và vay TCTD 6969 71.3 2235 19 9943 40.4 4890 18.7 Từ gửi của khách hàng 2805 28.7 9508 81 14672 59.6 19613 74.8 Nguồn vốn huy động 9774 100 11743 100 24615 100 26220 100

Chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp K21

Hình 2.2: Cơ cấu nguồn huy động vốn của SHB năm 2007 – 2010

0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Từ gửi của khách hàng

Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác Các khoản nợ Chính phủ và NHNN

Nguồn vốn huy động từ khách hàng (Bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp) ngày càng tăng rất mạnh, hơn thế nữa tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn cũng tăng lên, điều này chứng tỏ đây là nguồn huy động chính của ngân hàng. Tuy cơ cấu tiền gửi của các TCTD khác trong ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ song về lượng thì nó cũng có xu hướng tăng, qua đây ta thấy SHB ngày càng khẳng định được uy tín của mình trong hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ khách hàng của SHB năm 2007 – 2009 theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Kỳ hạn < 12 tháng 2516 89.7 9281 97.6 13412 91.4

Kỳ hạn > 12 tháng 289 10.3 227 2.39 1260 8.59

Từ gửi của khách hàng 2805 100 9508 100 14672 100

Chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp K21

Xét về kỳ hạn, qua bảng thống kê trên ta thấy nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn. Nguốn vốn trung và dài hạn tỷ trong ngày cảng giảm.

Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, khách hàng của ngân hàng SHB chủ yếu là các DNVVN với nhu cầu vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh là rất lớn nên với tình hình vốn huy động như trên sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội.DOC (Trang 42 - 45)