DNVVN
Chính sách tín dụng của mỗi một ngân hàng phản ảnh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng đó, nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Mỗi ngân hàng cần xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện và phương hướng phát triển của mình trong từng giai đoạn cụ thể. Để hoàn thiện chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với khách hàng DNVVN, Ngân hàng SHB cần hoàn thiện các nội dung sau:
• Thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt: Ta thấy rằng, chi phí lãi vay
trong các DNVVN là một chi phí thường xuyên và khá lớn, nếu lãi vay lớn và biến động bất thường thì sẽ rất khó khăn cho DNVVN trong việc lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh, giảm lợi nhuận và tăng gánh nặng trả nợ. Vì thế, Ngân hàng cần dựa vào khung lãi suất đã quy định nhưng khi áp dụng cho từng doanh nghiệp thì cần có sự linh hoạt nhất định. Ngân hàng có thể dựa vào kết quả thẩm định tín dụng và mối quan hệ giữa khách hàng với mình mà đưa ra các mức lãi suất khác nhau nhằm khuyến khích các DNVVN vay vốn. Đối với các DNVVN có mối quan hệ lâu năm với Ngân hàng, có lịch sử thanh
Chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp K21
toán gốc và trả lãi tốt, có TSĐB có giá trị, tình hình tài chính khả quan, có tiềm năng trên thị trường Ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi hơn.
• Xác định thời hạn tín dụng và kỳ hạn tín dụng hợp lý: Kỳ hạn của
khoản vay là yếu tố rất quan trọng, được mọi NHTM hết sức chú ý, vì nó quyết định chính sách kỳ hạn cho vay nếu khả năng tìm kiếm nguồn vốn và chuyển hóa kỳ hạn nguồn của ngân hàng không cao. Trên thực tế, kỳ hạn nguồn của ngân hàng thường không trùng với kỳ hạn của khách hàng vay vốn do đó Ngân hàng cần có những biện pháp hợp lý để chuyển hoán kỳ hạn nguồn và huy động nguồn trung và dài hạn tốt, chính sách thời hạn tín dụng và kỳ hạn nghiêng về phía đáp ứng kỳ hạn của khách hàng vay vốn. Ngoài ra, việc Ngân hàng cần căn cứ vào mục đích sử dụng khoản vay để đưa ra thời hạn và kỳ hạn hợp lý và hiệu quả. Bởi vì nếu kỳ hạn tín dụng không phù hợp với kỳ hạn thu nhập của doanh nghiệp sẽ có thể gây ra khó khăn khi thanh toán lãi và gốc, gây ra nợ quá hạn, làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi DNVVN, đặc điểm về nguồn thu thập, thời điểm phát sinh thu nhập mà Ngân hàng cần đưa ra thời hạn và kỳ hạn hợp lý, tạo điều kiện tốt cho DNVVN trả nợ là gốc đúng kỳ.
• Cần đa dạng hóa các phương thức cho vay: DNVVN hoạt động trong
nhiều ngành nghề kinh tế do đó nhu cầu vay vốn của họ rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, để đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của các DNVVN, Ngân hàng SHB cần đưa ra nhiều phương thức cho vay phù hợp hơn với yêu cầu của khách hàng, qua đó mở rộng được hoạt động cho vay.
• Vận dụng linh hoạt các khoản đảm bảo: TSĐB là một điều kiện rất
quan trọng đối với cho vay các đối tượng tiềm ẩn rủi ro cao như DNVVN. Song, việc thắt chặt tín dụng với những điều kiện đảm bảo bằng tài sản quá chặt chẽ và cứng nhắc sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng và khiến cho ngân hàng mất dần đi thị phần. Hơn nữa, thực tế cho thất hệ thống pháp luật chưa
Chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp K21
hoàn chỉnh, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn kém đã làm cho công tác xử lý TSĐB để thu hồi nợ là không dễ dàng chút nào. Chính vì thế, Ngân hàng cần xem xét TSĐB một cách thông thoáng và linh hoạt hơn. Cần nới lỏng các điều kiện vay vốn, không nên coi tài sản thế chấp là điều kiện tiên quyết để xét tín dụng mà có thể sử dụng các hình thức bảo lãnh. Hãy xem xét khi doanh nghiệp có dự án khả thi, phương án sản xuất kinh doanh tốt và khoa học, thêm mối quan hệ tốt với ngân hàng trong lịch sử quan hệ thì Ngân hàng nên cho vay theo hình thức tín chấp, hoặc dùng một phần tài sản từ vốn vay đảm bảo cho chính khoản nợ này.