An toàn tín dụng và mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng đối vớ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội.DOC (Trang 57 - 59)

nghiệp có vòng quay vốn chậm hơn và đang đầu tư nhiều vào công nghệ mới nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Điều này làm cho tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn giảm đi.

Như vậy, trong thời gian nghiên cứu ta thầy Ngân hàng SHB đã có sự chuyển biến trong cơ cấu tín dụng, Ngân hàng đã chú trọng hơn trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNVVN, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN có đủ vốn trung và dài hạn để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, máy móc, mở rộng và nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh.

2.2.2.2 An toàn tín dụng và mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng đối với DNVVN DNVVN

Có thể nói, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chẩ lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nợ quá hạn là yếu tố không tránh khỏi của bất kỳ một ngân hàng nào, các ngân hàng thường phải duy trì tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất có thể để đảm bảo tính an toàn cho cả hệ thống.

Chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp K21

Bảng 2.12: Tỷ lệ các nhóm nợ đối với DNVVN của SHB năm 2008 – 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

6 tháng đầu năm 2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Nợ đủ tiêu chuẩn 1919.02 98.46 3820.04 97.04 8050.54 97.18 10257.87 98.70

Nợ cần chú ý 5.67 0.29 40.32 1.02 34.14 0.41 46.35 0.45

Nợ dưới tiêu chuẩn 10.20 0.52 31.69 0.81 21.43 0.26 31.96 0.31

Nợ nghi ngờ 6.86 0.35 33.73 0.86 104.17 1.26 45.12 0.43

Nợ có khả năng mất vốn 7.35 0.38 10.62 0.27 74.14 0.89 11.71 0.11

Tổng dư nợ 1949.10 100 3936.4 100 8284.43 100 10393.02 100

(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 – 2009 và BC hợp nhất 2010)

Có thể thấy rằng nhóm nợ đủ tiêu chuẩn luôn được Ngân hàng SHB duy trì ở một cơ cấu ổn định và an toàn là trên 97% đến trên 98%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì khối lượng dư nợ ngày một tăng lên với một tốc độ rất nhanh. Song xem xét một cách cụ thể thì ta thấy tỷ trọng nhóm nợ 4 và 5 là những nhóm Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn lại có xu hướng tăng.

Đối với nhóm Nợ có khả năng mất vốn vào năm 2007 mới chỉ chiếm 0.38% thì đến năm 2009 đã là 0.89%, hơn thế nữa con số tuyệt đối cũng tăng từ 7.35 tỷ năm 2007 lên đến 77.14 tỷ năm 2009. Song tín hiện đáng mừng năm trong 6 tháng đầu năm 2010 có vẻ như Ngân hàng đã thực hiện một loạt các giải pháp để thu hồi được những nhóm nợ này, nên khối lượng dư nợ của nhóm Nợ có khả năng mất vốn đã giảm xuống còn 11.71 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 0.11% trên tổng dư nợ.

Chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp K21

Bảng 2.13: Nợ quá hạn của các DNVVN năm 2008 – 2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ quá hạn đối với DNVVN (1) 21.44 79.91 136.69

Tổng dư nợ đối với DNVVN (2) 1949.10 3936.40 8284.43

Tổng dư nợ của SHB (3) 3435.20 6227.20 12701.70

Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ

(1):(2)*100 1.10 2.03 1.65

Tỷ lệ nợ quá hạn

(1):(3)*100 0.62 1.28 1.08

(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 – 2009) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua số liệu trên ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các DNVVN của Ngân hàng là thấp và nằm trong giới hạn an toàn. Điều này cho thấy được công tác tín dụng và quản lý của Ngân hàng là tương đối tốt.

Tuy nhiên, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn đã có sự gia tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Đặc biệt là vào năm 2008, con số này đã lên đến 2.03% - nguyên nhân có thể là do Chính sách kìm hãm lạm phát của Chính phủ cùng với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới dẫn đến tình hình hoạt động của các DNVVN trong năm này gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp dẫn đến lợi nhuận không cao, không có tiền để thanh toán nợ cho ngân hàng.

Đến năm 2009, Ngân hàng đã có những biện pháp thích hợp nhằm làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN và tỷ lệ này đã được giảm xuống còn 1.65%. Như vậy, khách quan mà đánh giá thì các biện pháp mà Ngân hàng sử dụng có vẻ đã hữu hiệu giúp cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội.DOC (Trang 57 - 59)