Trong cơ cấu dư nợ tín dụng của Ngân hàng SHB, dư nợ tín dụng đối với các DNVVN luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng phát triển.
Bảng 2.8: Cơ cấu tín dụng đối với DNVVN của SHB năm 2008 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
6 tháng đầu năm 2010
Chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp K21
Tổng dư nợ cho vay 3435.2 6227.2 12701.7 18404.5
Dư nợ tín dụng đối
với DNVVN 1949.1 3936.4 8284.43 10393.02
Tỷ trọng (%) 56.74 63.21 65.22 56.47
(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 – 2009 và BC hợp nhất 2010)
Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNVVN so với tổng dư nợ của Ngân hàng SHB không ngừng tăng lên. Năm 2007 là 56.74%, năm 2008 là 63.21% và đến năm 2009 đã là 65.22%. Những con số này cho ta thấy tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với DNVVN, chất lượng của hoạt động này càng cao thì càng mang lại lợi ích to lớn cho Ngân hàng SHB. Song rủi ro cũng tiềm ẩn ở trong chính sự quan trọng này vì nếu có rủi ro xảy ra với hoạt động tín dụng với DNVVN - giả sử như Chính sách nhà nước thay đổi gây bất lợi cho DNVVN – thì điều đó sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tình hình hoạt động của Ngân hàng SHB.
Bảng 2.9: Cơ cấu sử dụng vốn vay của SHB năm 2008 – 2010
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng đầu năm 2010
Số tiền Số tiền (%) Số tiền
1. Tín dụng với các tổ chức kinh tế 3354.3 4595.67 37.01 9530.5 2 107.3 8 10885.43 Tín dụng với các DNVVN 1949.1 3936.40 101.96 8284.4 3 110.4 6 10393.02 Tín dụng với các doanh nghiệp khác 1405.1 7 659.27 -53.08 1246.0 9 89.01 492.40885 2. Tín dụng cá nhân 68.87 1599.19 2222.0 4 3071.6 92.07 7517.92 3. Tín dụng khác 12.03 32.34 168.83 99.58 207.9 2 1.15
Chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp K21 TỔNG dư nợ 3435.2 6227.2 81.28 12701. 7 103.9 7 18404.5
(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 – 2009 và BC hợp nhất 2010)
Có thể thấy: Dư nợ tín dụng đối với DNVVN của Ngân hàng SHB có xu hường tăng ngày càng nhanh. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 101.36% trong khi đó mới có 6 tháng đầu năm 2010 mà con số dư nợ đã lên đến 10393.02 tỷ đồng tăng hơn 150% so với 6 tháng đầu năm 2009. Có thể lý giải điều này là do sự phát triển rất nhanh về số lượng các DNVVN trong những năm gần đây từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực.
Tuy nhiên, cũng giống như tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ, tốc độ tăng trường của tín dụng đối với DNVVN cũng không ổn định. Cụ thể, trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNVVN của Ngân hàng là 120.1%, đến năm 2008 thì giảm xuống còn 101.96%, và năm 2009 thì tốc độ này lại tăng lên và đạt 110.46%. Nguyên nhân của việc tăng trưởng không ổn định có thể được lý giải là do trong năm 2007, nền kinh tế trong nước tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã tạo điều kiện cho các DNVVN mở rộng sản xuất kinh doanh, tiêu thụ được sản phẩm và làm ăn có hiệu quả. Do đó, nhu cầu vay vốn ngân hàng gia tăng mạnh. Tuy nhiên, sang đến năm 2008, với tình trạng lạm phát tăng cao buộc Chính phủ phải có những chính sách kiềm chế lạm phát kéo theo việc thắt chặt tiền tệ được thực hiện trong 9 tháng đầu năm; cùng với đó là sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới vào những tháng cuối năm đã làm cho các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Trong năm 2008, đã có thời điểm lãi suất ngân hàng tăng lên đến 18 – 21%, điều này đặt lên vai các DNVVN gắng nặng chi phí. Việc các DNVVN làm ăn không hiệu quả, thua lỗ thậm chí phá sản làm cho việc thu hồi vốn vay của ngân hàng gặp khó
Chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp K21
khăn. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng nói chung và của các DNVVN nói riêng giảm xuống.
Song nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN lại mạnh hơn so với tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ của Ngân hàng. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng với DNVVN của Ngân hàng đang có sự phát triển mạnh mẽ.
Chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp K21
Bảng 2.10: Tỷ trọng dư nợ theo kỳ hạn của SHB đối với DNVVN năm 2007 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Nợ ngắn hạn 1179.21 60.5 2450.26 62.25 4879.53 0.589
Nợ trung hạn 413.60 21.22 976.23 24.80 2533.38 0.3058
Nợ dài hạn 356.30 18.28 509.91 12.95 871.52 0.1052
Tổng dư nợ
DNVVN 1949.10 100 3936.4 100 8284.43 100
(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 – 2009 và BC hợp nhất 2010)
Hình 2.3: Tỷ trọng dư nợ theo kỳ hạn của SHB đối với DNVVN năm 2007 – 2009 60.5 21.22 18.28 62.25 24.80 12.95 58.9 30.58 10.52 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nợ dài hạn Nợ trung hạn Nợ ngắn hạn
Chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp K21
Xét về cơ cấu dư nợ theo thời hạn thì tỷ lệ dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với dư nợ trung hạn và dài hạn. Tuy vậy, dư nợ đối với các khoản vay trung và dài hạn lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với dư nợ ngắn hạn.
Hình ảnh biểu đồ trên cho ta thấy rõ rằng dư nợ tín dụng ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tổng dư nợ đối với DNVVN, trong khi đó dư nợ tín dụng trung và dài hạn thì tăng lên. Điều này phản ánh đặc điểm chung của sản xuất nhỏ là chuyển vốn ngắn, vóng quay nhanh nên các doanh nghiệp cần vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động còn thiếu hụt trong quá trình sản xuất, đảm bảo sự luân chuyển vốn cho hoạt động kinh doanh được ổn định.
Trong thời gian gần đây, mặc dù vốn vay trung và dài hạn của Ngân hàng SHB còn hạn hẹp song Ngân hàng SHB vẫn luôn mở rộng đầu tư trung và dài hạn nhằm giúp các DNVVN mua sắm máy móc, trang thiết bị công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng hoạt động kinh doanh.
Sự thay đổi cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN theo hướng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng SHB. Điều này có thể được làm rõ hơn khi ta phân tích dư nợ tín dụng phân chia theo ngành nghề.
Bảng 2.11: Dư nợ tín dụng DNVVN của SHB phân chia theo ngành nghề năm 2008 – 2009
Đơn vị:%
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1.Thương mại, dịch vụ 25.45 19.09 16.3
Nông lâm nghiệp 12.78 15.16 20.7
3.Xây dựng 5.46 16.59 9.12
4.Công nghiệp 25.21 21.32 19.12
5.Các ngành khách 31.1 27.84 34.76
Tổng dư nợ với DNVVN 100 100 100
Chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp K21
Trong năm 2007, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn là khá cao 60.5%, điều này là do các khoản vay của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào ngành thương mại, dịch vụ. Đặc điểm của doanh nghiệp trong ngành thương mại dịch vụ là vòng quay vốn lưu động lớn, tài sản chủ yếu là nằm trong tài sản ngắn hạn, vốn doanh nghiệp quay vòng nhanh vì vậy cần nhiều vốn để tài trợ cho tài sản lưu động, phục vụ nhu cầu kinh doanh.
Tuy nhiên sang năm 2009, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm là do trong năm 2009 tỷ trọng dư nợ tín dụng trong ngành thương mại,dịch vụ suy giảm và Ngân hàng SHB chuyển dần sang chú trọng trong việc cho vay các doanh