Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 34 - 36)

II. Cơ cấu đầu tư hợp lý

1. Nguồn vốn đầu tư trong nước

2.3. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế

Trong các nguồn vốn được đầu tư thì nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể.

Các số liệu của Ngân hàng thế giới WB đã cho thấy luồng vốn đầu tư từ các Ngân hàng thương mại nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu tăng, WB đã ước tính luồng vốn đầu tư thật sự vào Việt Nam có thể đạt được mức tăng 10%/năm. Các kết quả khả quan này, theo các nhà đầu tư nước ngoài, là do môi trường đầu tư ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Việc gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới WTO vào tháng 11/2006 đã giúp cho Việt nam rất nhiều trong việc thu hút vốn từ các ngân hàng thương mại quốc tế. Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do đã tạo ra được sự tin tưởng vào cơ chế, chính sách ổn định ở nước ta.

Trong năm 2008, Ngân hàng Thế giới WB đã dành cho Việt Nam nhiều khoản vay ưu đãi với số tiền cho vay rất lớn, cùng với thời gian vay kéo dài. Có nhiều dự án cho vay với kỳ hạn 40 năm. Đó là cơ sở, nền tảng vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta đi lên. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Hiệp định Tín dụng và các văn kiện khác cho khoản tín dụng xóa đói giảm nghèo lần thứ 7 (PRSC-7) với trị giá 150 triệu USD (kí kết

vào ngày 29/7/2008, tại Việt Nam). Khoản tín dụng này cũng dự kiến sẽ nhận được nguồn tài chính từ 12 nhà tài trợ khác trong đó phần lớn là viện trợ không hoàn lại, nâng tổng số tiền hỗ trợ cho Ngân sách chính phủ lên tới gần 370 triệu USD. Ngân hàng Thế giới cũng dự kiến sẽ cam kết khoảng 5 tỉ USD từ nguồn IDA (Industrial Development Agency) và IBRD (International Bank for Reconstruction and Development) để hỗ trợ Việt Nam trong ba năm tới.

Từ năm 2003 cho đến nay, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB đã cho chúng ta vay nhiều khoản tín dụng ưu đãi. Ngày 1/12/2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á đã ký kết Hiệp định khoản vay trị giá 55 triệu USD cho dự án "Phát triển giáo dục trung học phổ thông". Thời hạn vay là 32 năm, trong đó có 8 năm ân hạn, lãi suất trong thời gian ân hạn là 1%/năm, lãi suất trong những năm tiếp theo là 1,5%/năm; phần vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 25 triệu USD. Dự án sẽ được tiến hành từ năm 2003 - 2009. Không chỉ quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế, ADB còn rất quan tâm đến chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. Ngày 8/9/06, Dự án phòng chống HIV/AIDS cho Thanh niên do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ đã chính thức được khởi động. Theo đó, chiến lược phòng chống HIV/AIDS đến 2010 và tầm nhìn 2020 là khống chế sự lây lan trong cộng đồng dân cư xuống 0,3%. Dự án có tổng kinh phí 26,7 triệu USD; trong đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ 20 triệu USD và Chính phủ Việt Nam đóng góp 6,7 triệu USD.

Việt Nam không chỉ nhận được sự ưu ái đầu tư từ WB, ADB mà còn nhận được sự ưu ái của nhiều Ngân hàng thương mại quốc tế khác trên thế giới.

2.4. Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế.

Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, Nhà nước ta rất coi trọng việc huy động nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế. Ngày 25/10/2005, Việt Nam phát hành lượng trái phiếu đầu tiên trị giá 750 triệu USD ra thị trường vốn quốc tế và được đánh giá là khá thành công ( trái phiếu của

của mình ra thị trường quốc tế và Bộ Tài Chính luôn khẳng định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã trình Chính phủ và được đồng ý về nguyên tắc kế hoạch phát hành 800 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp (TP doanh nghiệp) ra thị trường quốc tế. Đầu tháng 6/2007, BTC đã kiến nghị Chính phủ thông qua Nghị quyết phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với thời hạn từ 15 đến 20 năm (hiện tại được mở rộng thời hạn huy động từ 10 đến 30 năm) cho Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà và Lilama vay lại để đầu tư các dự án...

Hiện có ba hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế: thứ nhất, Chính phủ phát hành trái phiếu rồi lựa chọn doanh nghiệp đầu tư (như đã làm với Vinashin); hình thức thứ hai là doanh nghiệp phát hành, Chính phủ bảo lãnh và thứ ba là doanh nghiệp tự phát hành.

Theo ý kiến của các chuyên gia, hình thức thứ nhất và thứ hai là phù hợp với các doanh nghiệp VN vì doanh nghiệp có thể dựa vào năng lực và hệ số tín nhiệm của Chính phủ đã được các nhà đầu tư quốc tế công nhận mà không phải thực hiện lại các bước đi phức tạp từ đầu như tiếp xúc với các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm và thực hiện quảng bá, xúc tiến với các nhà đầu tư...

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w