Hạn chế đầu tư theo vùn g lãnh thổ

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 67 - 68)

IV. Cơ cấu đầu tư theo vùng và địa phương

4.Hạn chế đầu tư theo vùn g lãnh thổ

Sự liên kết các vùng địa phương còn mang nặng tính tự phát, không theo quy hoạch, không có định hướng, nên kết quả không tương xứng với vai trò và tiềm năng. Vai trò của vùng kinh tế động lực cho các tỉnh trong vùng và cả nước thể hiện chưa đều và chưa vững. Thế nên vẫn chưa tồn tại kinh tế vùng theo đúng nghĩa vùng sản xuất kinh tế. Các địa phương, đòn bẩy chính sách kinh tế hiện nay là tương tự nhau, chạy theo cơ cấu kinh tế cũng tương tự nhau. Đầu tư phát triển cái gì cũng theo phong trào, làm gì cũng theo phong trào, tỉnh kia có xi măng thì tỉnh này cũng phải có xi măng, có cảng thì cùng có cảng. Ngay trong 1 vùng chính sách khuyến khích đầu tư của các tỉnh có mâu thuẫn với nhau, xuất hiện tình trạng cạnh tranh trong quá trình thu hút vốn đầu tư.

Khả năng lập quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển bộc lộ rất nhiều hạn chế, do không xác định được thành phố trung tâm chỉ huy toàn bộ vùng kinh tế. Một tạo ra sự yếu kém, lỏng lẻo trong việc liên kết hợp tác giữa các vùng và địa phương. Không phát huy được tối đa nguồn lực của địa phương, và sự hộ trợ gắn kết giữa các vùng địa phương. Nhìn khắp lượt, cứ hai tỉnh có một nhà máy thép, công suất không phải nhỏ. Đáng buồn là có tới 24 nhà máy thép thuộc diện ngoài quy hoạch vẫn vô tư được cấp giấy phép. Trên 160 bến cảng từ Cà Mau cho tới Móng Cái (tính cả cảng chuyên dùng), mỗi tỉnh ven biển chia nhau “gánh” gần 6 bến.

Đầu tư các tỉnh chủ yếu theo chiều rộng mà chưa có chiều sâu, phát triển ồ ạt các loại hình đầu tư. Dẫn đến tình trạng mất cân đối với 1 số sản phẩm như tình trạng các nhà máy sản xuất xi măng ở các tỉnh, khi mà tất cả các tỉnh đổ xô đi xây dựng nhà máy xi măng thì bây giờ làm thừa xi xăng cho ngành xây dựng.

Đầu tư tràn lan không tính đến các vấn đề về tự nhiên xã hội, chỉ chú trọng việc tăng trưởng ngắn hạn mà quên đi vấn đề về dài hạn và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân. Có thể nói đến đó tình trạng ô nhiễm môi trường ở các

lương thực cho quốc gia đặt ở tình trạng báo động khi các tỉnh vùng ồ ạt chuyển đổi đất cacnh tác nông nghiệp thành khu công nghiệp và đô thị.

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 67 - 68)