Đổi mới CCĐT của VĐT

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 79 - 80)

III. Giải pháp chuyển dịch CCĐT hợp lý

2. Đổi mới CCĐT của VĐT

- Ưu tiên dành VĐT một cách hợp lý cho các dự án xây dựng cơ bản có tính hạ tầng kinh tế - xã hội, vì cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém, cần tạo môi trường thông thoáng đầu tư thuận lợi nhằm thu hút VĐT nước ngoài, nguồn này cũng rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển. Trong kênh huy động vốn của ngân sách nhà nước, cần tính toán chi tiết hiệu quả sử dụng vốn. Việc phát hành trái phiếu, công trái nội tệ và ngoại tệ cần phải được xem xét và điều chỉnh để có thể huy động được nguồn vốn hiệu quả nhất về phía cả nhà nước và người dân.

- Việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, chống thất thoát và tham nhũng trong các dự án, cần tránh đầu tư dàn trải là giải pháp rất quan trọng. Yêu cầu này cần được thực hiện chặt chẽ đối với ngân sách trung ương. Sử dụng vốn đầu tư phải tuân thủ theo đúng kế hoạch đã được đề ra để tránh tình trạng sử dụng vốn dàn trải, không hiệu quả, thất thoát vốn

- Sử dụng VĐT hợp lý để mang lại hiệu quả cao. Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm theo quy hoạch. Việc quản lý thực hiện VĐT chống thất thoát, lãng phí.Nhà nước cần có những luật định và biện pháp quản lý việc sử dụng VĐT một cách có hiệu quả hơn. Đó là công việc cần thiết tiết kiệm nguồn lực cho quốc gia để tăng hiệu quả đầu tư, mang lại sự phồn thịnh cho đất nước.

- Đối với VĐT nhà nước, chỉ cần tập trung vào các ngành then chốt của nền kinh tế, những những ngành có tính đột phá tạo đà cho các ngành khác phát triển.

- Đầu tư hơn nữa cho giáo dục,đào tạo khoa học công nghệ để xây dựng nguồn nhân lực đất nước hướng tới nền kinh tế tri thức năm 2020 bằng cách mở rộng quy mô giáo dục hợp lý ; đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục - đào tạo ;

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w