Chuyển dịch cơ cấu VĐT theo vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 83 - 85)

III. Giải pháp chuyển dịch CCĐT hợp lý

4.Chuyển dịch cơ cấu VĐT theo vùng lãnh thổ

Phân bổ đầu tư theo vùng lãnh thổ hợp lý giữa các vùng địa phương tạo ra một sức mạnh tổng thể thúc đẩy vùng kinh tế phát triển. Đầu tư hợp lý các vùng địa phương tạo điều kiện khai thác triệt để lợi thế từng vùng, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh từng vùng, góp phần gắn kết về kinh tế văn hóa giữa các vùng, tạo nên một vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy kinh tế toàn vùng phát triển. Đầu tư hợp lý giữa các vùng và địa phương là động lực mạnh mẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề về xã hội, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu

Xây dựng mới đi đôi với cải tạo kết cấu hạ tầng cơ sở đô thị và nông thôn. Chú trọng mạng lưới giao thông nông thôn và miền núi, biên giới, tạo điều kiện phát triển cho vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến cũ, xây dựng dải hành lang ven biển. Tạo điều kiện gắn kết giao lưu trao đổi văn hóa kinh tế giữa các vùng miền. Mở rộng thị trường trong nước và giảm thiểu chi phí vận tải.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển của vùng và địa phương tránh tình trạng đầu tư theo phong trào, tràn lan kém hiệu quả. Trong quy hoạch phát triển tìm gia được địa phương trung tâm làm hạt nhân chỉ huy toàn bộ hoạt động đầu tư của cà vùng. Tạo nên một tổng thể kinh tế thống nhất, tập trung vào một số ngành mũi nhọn.

Đầu tư chú trọng vấn đề về xã hội, đảm bảo cho tất cả các vùng miền cùng phat triển, tránh đề khoảng cách vùng cách xa nhau quá, đẫn đến tình trạng mất cân bằng tổng thể. Như khu vực miền trung chịu nhiều thiên tai thảm họa tự nhiên, không nhưng thế vùng còn nghèo tài nguyên thiên nhiên, khoa học kỹ thuật kém phát triển… Khu vực miền Tây Bắc, Việt Bắc và Tây Nguyên vùng căn cứ địa cách mạng, đân cư chiếm đa phần dân tộc. Để đảm bảo vấn đề về an sinh xã hội, cân bằng xã hội, không chỉ tập trung vào các vùng có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất hạ tầng ở thành thị và ở cả vùng trọng điểm mà chú ý đầu tư phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.

Chú trọng đầu tư theo chiều sâu, giảm bớt đầu tư dàn trải theo chiều rộng lạm dụng tài nguyên thiên nhiên sử dụng nhiều lao động giản đơn. Tập trung ngành sử dụng nhiều vốn, công nghệ kỹ thuật cao…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Thời báo kinh tế Việt Nam.

3. Một số đề tài của trường kinh tế quốc dân 4. Niên giám thống kê – Tổng cục thống kê. 5. Bộ Kế hoạch và đầu tư.

6.Web address: www.mpi.gov.vn www.vneconomy.com.vn www.vir.com.vn www.ciem.org.vn www.worldbank.org.vn www.dangcongsan.vn

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 83 - 85)