II. Thực trạng cơ cấu vốn đầu tư
2.2. Khoa học – Công nghệ
Có thể nói đầu tư cho khoa học_công nghệ chính là hình thưc đầu tư cho tương lai,chính vì vậy mà xu hướng đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng được chú trọng.Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII coi KH-CN là quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời Luật KH-CN đã xác định đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư phát triển. Vì vậy Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách KH-CN, với 2% tổng chi ngân sách (chiếm khoảng 0,5-0,6% GDP).Trong 5 năm liên tục (kể từ năm 2000 đến năm 2004), ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư cho KH&CN đạt được 2% tổng chi NSNN và 3 năm liên tiếp (2002, 2003, 2004) đạt tương đương 0,52% GDP.Chi cho sự nghiệp khoa học công nghệ môi trường từ ngân sách nhà nước không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2000 là 1243 tỷ đồng tới năm 2006 tăng gấp đôi thành 2540 tỷ đồng,năm 2007 là 7604 tỷ đồng tăng gấp 3 so với năm 2006 và tăng hơn 6 lần so với năm 2000.
Tuy nhiên,đầu tư vào khoa học _công nghệ nhìn chung đã được quan tâm nhưng chưa đúng mức,tổng vốn đầu tư vào khoa học công nghệ giai đoạn 2005- 2009 chiếm 0.56% GDP. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp chưa đến 0,1% GDP. Hầu hết doanh nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chưa có điều kiện đầu tư cho khoa học và công nghệ. Việc huy động các nguồn lực từ khối kinh tế tư nhân vào phát triển khoa học công nghệ còn rất hạn chế. Hiện nay tỷ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước so với khu vực ngoài nhà nước khoảng 5:1, trong khi tại Trung Quốc tỷ lệ này là 1:3.
Theo điều tra mới nhất của Bộ Khoa học & Công nghệ, trên cả nước hiện có khoảng 1.200 tổ chức khoa học và công nghệ, với khoảng 600 tỷ đồng ngân sách hàng năm. Đầu tư toàn xã hội cho khoa học và công nghệ ở mức rất thấp, chỉ khoảng 5 USD (năm 2007), với nguồn đầu tư chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Trong khi đó, tại Trung Quốc là khoảng 20 USD (năm 2004),Hàn Quốc khoảng 1000 USD (2007). ) và Tây Ban Nha chi 4.000 Euro (2008).
Khoa học công nghệđã tập trung hơn vào nghiên cứu ứng dụng, phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thành tựu khoa học công nghệ mới được ứng dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp..., đã tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp KH&CN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nước ta từ chỗ là nước nhập khẩu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, v.v... hàng đầu trên thế giới.Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế.
Khoa học và công nghệ trong những năm qua đã góp phần đào tạo và nâng cao trình độ nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.Hoạt động của các tổ chức KH&CN đã mở rộng từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất và dịch vụ KH&CN. Quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động KH&CN bước đầu được tăng cường. Quyền tự chủ về hợp tác quốc tế của tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN được mở rộng.
Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó,
thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung KH&CN nước ta còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực. Đổi mới KH_CN còn mang tính thụ động,mang tính tình huống,chủ yếu là công nghệ nhập khẩu từ bên ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội,vẫn còn những bất cập trong sử dụng vốn đầu tư cho KHCN như việc giải ngân chậm, chất lượng và hiệu quả nghiên cứu KHCN vẫn chưa được cải thiện… .
3.Vốn đầu tư phát triển khác:
Bao gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm nâng năng lực phát triển của xã hội như: nâng cao dân trí, hoàn thiện môi trường xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển khác...cụ thể là:Chi phí cho việc thăm dò, thiết kế qui hoạch ngành, qui hoạch vùng lãnh thổ,Chi phí cho việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng...
Hạn chế
+)Trong thời gian qua, do quá chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã tập trung đầu tư quá nhiều cho cơ sở hạ tầng nên dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề về hiệu quả kinh tế - xã hội, thất thoát lãng phí lớn. Điều này dẫn đến bố trí vốn cho các dự án đầu tư vượt quá khả năng. Tỷ lệ giải ngân còn thấp so với yêu cầu đặt ra.Tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư nhà nước 2009 đã đạt mức cao hơn nhiều so với các năm trước ;bố trí vốn tập trung, khắc phục dần tình trạng phân tán, dàn trải...Tuy nhiên,việc giải ngân còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Tình trạng chậm tiến độ xây dựng các công trình, dự án tuy có giảm nhưng vẫn chưa được khắc phục.(tỷ lệ dự án chậm tiến độ năm 2009 khoảng 12,7% (năm 2008 là 18,2%; năm 2007 là 14,8%; năm 2006 là 13,1%).
Số lượng và tỉ lệ các dự án đầu tư XDCB sử dụng ngân sách nhà nước có vi phạm các qui định về quản lý đầu tư (không phù hợp với qui hoạch; phê duyệt không đúng thẩm quyền; không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án;
đấu thầu không đúng qui định; bỏ giá thầu không phù hợp; phê duyệt không kịp thời; ký hợp đồng không đúng qui định; chậm tiến độ; chất lượng xây dựng thấp; lãng phí) có xu hướng tăng lên.Trong 6 tháng đầu năm 2009, có 4.182 dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, chiếm khoảng 13% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong ký (năm 2008 là 18,9%; năm 2007 là 17,6%; năm 2006 là 13,4%). Nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản đang là vấn đề bức xúc hiện nay, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách, chưa được xử lý dứt điểm. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình thực hiện vượt kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các Bộ, ngành và địa phương vẫn tiếp diễn và có xu hướng tăng (sau khi rà soát lại, số nợ vẫn còn trên 5 nghìn tỷ đồng, Trung ương khoảng 2 nghìn tỷ đồng, địa phương khoảng 3 nghìn tỷ đồng).
Thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong xây dựng cơ bản là một vấn đề nổi cộm hiện nay. Nhưng con số thất thoát lãng phí, tham nhũng là bao nhiêu thì đến giờ này vẫn là một ẩn số, không ai có thể lý giải và trả lời vấn đề này. Hiệu quả sử dụng của các nguồn VĐT chưa cao, tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát trong đầu tư còn lớn. Còn có những biểu hiện tiêu cực trong quản lý đầu tư và thi công công trình. Chất lượng công trình thấp, gây lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư. Chưa phát huy lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của đất nước trên trường quốc tế.
+)Đánh giá về việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư cho GD- ĐT trong những năm qua thì thấy rằng kinh phí đầu tư lớn nhưng hiệu quả chưa cao.Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến giáo dục, nhưng đồng thời cũng chứng tỏ sự lãng phí và thiếu hiệu quả của việc chi phí cho GD-ĐT tuy nhiên rất đáng buồn là không thể tìm ra nguồn gốc của chúng vì sự thiếu minh bạch trong số liệu tài chính hiện nay.
Hệ thống giáo dục ở Việt Nam tổ chức khá phức tạp, dẫn đến sự rối rắm trong việc nắm vững chi phí của nền kinh tế cho giáo dục.Bộ GD-ĐT chỉ quản lý khoảng
được hoàn toàn việc sử dụng tài chính giáo dục.
+) Đầu tư vào khoa học _công nghệ nhìn chung đã được quan tâm nhưng chưa đúng mức,tổng vốn đầu tư vào khoa học công nghệ giai đoạn 2005-2009 chiếm 0.56% GDP. .Đổi mới KH_CN còn mang tính thụ động,mang tính tình huống,chủ yếu là công nghệ nhập khẩu từ bên ngoài. Điều này bộc lộ những yếu kém và thiếu sót trong công tác đầu tư nghiên cứu,chuyển giao công nghệ cũng như công tác đào tạo cán bộ,công nhân viên có tay nghề,có trình độ về khoa học_kỹ thuật.
KH&CN nước ta còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội,vẫn còn những bất cập trong sử dụng vốn đầu tư cho KHCN như việc giải ngân chậm,đầu tư ít lại dàn trải( mức đầu tư toàn xã hội cho KHCN còn khoảng 0,7% GDP thấp nhất thế giới.Còn theo số đầu tư trên đầu người thì chỉ đạt đạt 5 USD/người). Với nguồn kinh phí ít ỏi như trên, cộng với đầu tư dàn trải ở nhiều nơi dẫn đến chất lượng và hiệu quả nghiên cứu KHCN vẫn chưa được cải thiện…