Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 58 - 62)

IV. Cơ cấu đầu tư theo vùng và địa phương

2 Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ

1.1 Thành tựu

Ngày 13 tháng 8 năm 2004, Thủ tuớng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm năm tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước. Trong đó, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Vùng kinh tế trọng điểm Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Thế mạnh của vùng là tập trung phát triển các khu kinh tế cảng biển tổng hợp, Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, khu kinh tế Nhơn Hội và khu vực Cam Ranh - Vân Phong. So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này có hạ tầng và nguồn nhân lực kém phát triển hơn nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Cơ sở hạ tầng tương đối phát triển gồm có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai (tương lai); cảng Đà Nẵng và đặc biệt là dự án cảng trung

chuyển Vân Phong có tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu tư; Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam. Sự ra đời của các khu với chính sách ưu đãi đầu tư vượt trội, đã tạo nên sức hút đối với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. 5 năm trở lại đây, tổng nguồn vốn đầu tư vào các khu kinh tế Chân Mây, Chu Lai, Nhơn Hội và Dung Quất đạt khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Với các khu kinh tế, đến nay vùng kinh tế trọng điểm miền Trung không ngừng phát triển và từng bước khẳng định mình. Tăng trưởng kinh tế hằng năm của các tỉnh, thành trong khu vực luôn đạt trên hai con số.

Đà nẵng: Đưa Đà Nẵng lên làm trung tâm phát triển kinh tế của cả vùng. Một bước được xem là chuyển biến về tư duy khi các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bắt đầu tìm tiếng nói chung với việc tổ chức các diễn đàn kinh tế miền Trung để liên kết phát triển. Các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tăng cường cơ chế hợp tác với thành phố Đà Nẵng-trung tâm của miền Trung, nhằm phát huy lợi thế so sánh cả Đà Nẵng và các tỉnh trong khu vực, qua đó thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH của các địa phương vùng duyên hải miền Trung.Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2001-2006 đạt 12.47%, năm 2008 tăng 11,04%. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỉ trọng 47,59%; ngành dịch vụ 49,4%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,01%. Tổng vốn đầu tư theo giá năm 1994 là 7259 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trong nước6487 tỷ đồng, vồn đầu tư nước ngoài 772 tỷ đồng. Trong đó nông - lâm - thủy sản 153,8 tỷ đồng, công nghiệp xây dựng 2867,3 tỷ đồng, dịch vụ 4237,9 tỷ đồng.

Thừa Thiên Huế: Năm 2009 kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc dù cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước và quốc tế chưa có điểm dừng, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP 11,9% vượt mữ kế hoạch 1,19%, Về thu hút đầu tư, tính đến cuối tháng 9/2009, đã có 497 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới, với tổng số vốn

tổng số dự án được cấp chứng nhận đầu tư tại đây đã lên đến 33 dự án với tổng vốn đăng ký 31.242,9 tỷ đồng. Hai dự án lớn là Khu du lịch Laguna Huế và Khu công nghiệp - khu phi thuế quan của tập đoàn Đầu tư Sài Gòn đã được khởi công xây dựng trong tháng 8 với số vốn hơn 1 tỷ USD. Ước tính đến cuối năm 2009 tổng vốn đầu tư 32.791,43 tỷ đồng và vốn thực hiện được 2.064,59, Là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục – đào tạo, là cái nôi của văn hóa Việt Nam. Tỉnh luôn được sự quan tâm của đang và nhà nước, năm 2006 theo Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Đến năm 2008 theo Quyết định số 64/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 tỉnh lại tiếp tục thành lập khu kinh tế cửa khẩu A Đớt. Cả hai khu kinh tế được phát triển theo mô hình Khu kinh tế tổng hợp với cơ chế chính sách “mở”, vận hành theo khung pháp lý riêng với môi trường đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh thuận lợi và bình đẳng; được áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt, ổn định lâu dài và một số ưu đãi khác phù hợp với mô hình các khu kinh tế trong khu vực.

Quảng Nam – Quảng Ngãi: Với hai khu kinh tế rất mạnh là Dung Quất – Quảng Ngãi và Chu Lai – Quảng Nam. Dung Quất là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp-thương mại-dịch vụ-du lịch-đô thị và nông lâm ngư nghiệp; trong đó trọng tâm là công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng, Chu Lai khu thuế quan có các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt, khu dịch vụ, khu dân cư và hành chính. Sự kết hợp hài hòa thống nhất hai khu kinh tế tạo nên sức bật mạnh mẽ cho kinh tế khu vực miền Trung. Theo số liệu năm 2009 Quảng Ngãi có tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2009 ước đạt 6.431,63 tỷ đồng, tăng 21,0% so với năm 2008, trong đó nông – lâm – thủy sản tăng 3,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 42,1%, dịch vụ tăng 13,1% kinh tế dần tập trung sang phát triển công nghiệp. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn trong năm ước đạt 16.390 tỷ đồng, bằng 67,0% so năm trước. Trong đó, vốn khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 10.836 tỷ đồng, vốn ngoài nhà nước ước đạt 4.118 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.436 tỷ

đồng. Với tỉnh Quảng Nam Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 8.066 tỷ đồng, tăng 11%. Cơ cấu kinh tế trong GDP công nghiệp xây dựng chiếm 38,6%, dịch vụ chiến 38,4%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 23%.Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện trên 9.240 tỷ đồng, bằng 99,3% kế hoạch, tăng 29,6% so với năm 2008 và chiếm trên 44,4% trong GDP đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế.

1.2. Hạn chế.

Ngành công nghiệp có tốc độ tăng khá cao nhưng một số sản phẩm có giá trị sản xuất lớn trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Sản xuất công nghiệp còn chậm đi vào chiều sâu, mức độ đổi mới công nghệ, thiết bị còn thấp; sản phẩm một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sức cạnh tranh còn yếu, chưa đáp ứng tốt cho yêu cầu xuất khẩu; hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô sản xuất - kinh doanh nhỏ bé.

Việc triển khai đầu tư và xây dựng một số công trình, dự án trên địa bàn vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra; chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người bị thu hồi đất một số nơi chưa thật sát hợp với thực tế. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án nhất là các dự án trên địa bàn thành phố và các dự án sử dụng vốn ODA; là nguyên nhân đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa thể giải quyết triệt để, chỉ có thể khắc phục một phần và xử lý từng trường hợp cụ thể để giải quyết vướng mắc tạm thời.

Nông nghiệp, nông thôn còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Các phương thức canh tác tiên tiến, nhiều mô hình sản xuất tốt chậm được áp dụng trên diện rộng. Năng suất một số loại cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ngầm đang có chiều hướng gia tăng; xử lý rác thải ở các chợ nông thôn, khu dân cư tập trung vẫn còn nan giải. Tỷ trọng chăn nuôi còn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã nhìn chung phát triển chưa mạnh; nhiều hợp

Công tác xã hội hóa về giáo dục, y tế, hoạt động văn hóa vẫn còn nhiều lúng túng, chưa có giải pháp hiệu quả trong tổ chức thực hiện. Phát triển giáo dục ở miền núi và vùng dân tộc còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất trường học tuy có khang trang hơn và có bước tiến rõ rệt song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển mạng lưới trường lớp ở các cấp học, ngành học nhất là ở ngành học mầm non tiểu học và THCS ở miền núi. Tỉ lệ huy động trẻ học mẫu giáo còn thấp, thu nhập của giáo viên mẫu giáo ngoài công lập ở vùng nông thôn chưa thực sự đảm bảo cuộc sống. Tỉ lệ đi học bậc THCS và THPT ở các huyện miền núi còn thấp so với các huyện đồng bằng. Hiệu quả đào tạo ở bậc tiểu học và THCS của miền núi cũng thấp chỉ mới đạt từ 41-68 %. Giáo viên THCS và THPT còn thiếu, nên tỉ lệ GV/lớp chưa đủ định mức qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Vùng còn phải hứng chịu rất nhiều cơn bão, lũ lụt. Gần đây nhất cơn bão số 9 và lũ năm 2009 tâm bão đã đi vào thẳng Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng ngãi, để lại hậu quả nặng nề về người và của. Đòi hỏi mất nhiều thời gian và kinh phí lớn mới có thể tiếp tục khắc phục. Một yếu tố không thể không nói tới trong hậu quả mà bão để lại là do Công tác quản lý môi trường, tài nguyên, bảo vệ rừng có chuyển biến nhưng còn rất hạn chế, việc khai thác tùy tiện các khoáng sản như vật liệu xây dựng, vàng sa khoáng; chặt phá rừng vẫn còn tiếp diễn, Đặc biệt các tỉnh Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w