Ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 48 - 53)

III. THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGÀNH

3. Ngành dịch vụ

Dịch vụ dần được coi là mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước. Cơ cấu đầu tư cho ngành đang đi đúng hướng, đầu tư tăng mạnh vào các lĩnh vực dịch vụ tiềm

năng như: Du lịch, bảo hiểm vận tải hàng không, xuất khẩu lao động…Kết quả là nâng cao khả năng cạnh tranh và sự hợp tác giữa các lĩnh vực. Chúng ta đã thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa và phát triển các ngành dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, dịch vụ việc làm theo cơ chế thị trường. Một số ngành dịch vụ đã phát triển khá nhanh và đang từng bước mở rộng quy mô như thương mại, nhà hàng, khách sạn, du lịch, vận tải, kho bãi; đặc biệt, dịch vụ viễn thông đã có bước phát triển đột phá, đưa ngành viễn thông nước ta trở thành ngành dịch vụ hiện đại, có năng lực cạnh tranh trong khu vực.

Trong xu thế vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%). Trong số các ngành dịch vụ, lĩnh vực dịch vụ du lịch đang nổi lên là điểm sáng đáng chú ý của nền kinh tế Việt Nam với số lượng các dự án lớn đang tìm hiểu và xúc tiến đầu tư tăng mạnh.

Hạn chế

Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là sự thiếu đồng bộ và liên kết thiếu chặt chẽ, chưa nhất quán,thậm chí là lỏng lẻo giữa các lĩnh vực trong ngành, giữa các ngành trong nền kinh tế.

Chỉ số liên kết ngành của các khu vực

Ngành Liên kết ngược Liên kết xuôi Số nhân (Hệ số biên tiêu dùng cuối cùng)

CN Chế biến TP 1,28 0,93 2,77

Dịch vụ 1,02 0,82 2,22

Nguồn: Tính toán dựa trên SAM 2005

Ở Việt Nam, công nghiệp tuy được coi là đầu tàu, là động lực của tăng trưởng kinh tế, nhưng cơ cấu công nghiệp lại ở tình trạng lạc hậu, kém hiệu quả và dễ bị tổn thương trước những biến động kinh tế quốc tế. Tái cấu trúc công nghiệp trong khuôn khổ tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế quốc tế. Tái cấu trúc nền kinh tế bao hàm nội dung rộng, từ tái cơ cấu ngành, vùng, doanh nghiệp, đến thể chế, đầu tư.

Nhóm ngành công nghiệp khai thác được phát triển tập trung vào những tài nguyên có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao (dầu khí, than đá…) để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhóm ngành công nghiệp nặng được phát triển theo hướng tập trung hơn vào các ngành sản xuất sản phẩm trong nước có khả năng và có nhu cầu lớn (điện, cơ khí chế tạo và lắp ráp, đóng tàu, vật liệu xây dựng, hóa chất …). Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến nông, lâm, thủy sản được chú trọng phát triển vừa đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu, vừa tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng mức đóng góp vào ngân sách nhà nước. Một số ngành công nghệ cao (điện tử dân dụng và công nghiệp, máy tính, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin), tuy mới được hình thành, nhưng có tốc độ phát triển nhanh và ngày càng trở thành bộ phận chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp. Các ngành nghề thủ công nghiệp ở nông thôn được chú trọng phát triển nhằm thúc đẩy thực hiện phân công lại lao động ở nông thôn, tạo thêm việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn.

Tuy nhiên xem xét về mặt chất lượng, cơ cấu đầu tư cho ngành công nghiệp vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập:

+ Trong khi tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm (từ 15,8% năm 2000 xuống còn 8,5% năm 2008), thì quy mô sản lượng lại tăng khá nhanh, chủ yếu là những tài nguyên không có khả năng tái tạo. Chẳng hạn, sản lượng than sạch khai thác năm 2000 đạt 11,61 triệu tấn, đến năm 2007 đã đạt tới 43,19 triệu tấn, tăng gần 4 lần. Tuy nhu cầu sản phẩm thô trên thị trường thế giới có xu hướng tăng, nhưng giá cả lại bấp bênh, hiệu quả kinh tế - xã hội không cao và sự phát triển nhóm ngành này luôn có tác động xấu đến sự phát triển bền vững.

+ Tuy công nghiệp chế biến có tỷ trọng ngày càng lớn, nhưng chủ yếu lại là các ngành gia công cho nước ngoài (dệt may, giầy dép, lắp ráp cơ khí và điện tử…) hoặc chế biến nông với giá trị gia tăng thấp. Năm 2008, công nghiệp dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu trên 9,2 tỷ USD, nhưng tới 70% trong đó là gia công cho nước ngoài. Đó cũng là tình trạng của ngành sản xuất giầy dép, lắp ráp điện tử và máy tính.

+ Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài ở cả các yếu tố vật chất phục vụ sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên vật liệu) và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, khi quy mô sản xuất công nghiệp càng mở rộng, mức nhập siêu ngày càng tăng. Mặt khác, mọi biến động bất lợi của thị trường nước ngoài đều có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước.

+ Quan hệ liên kết giữa các ngành công nghiệp còn lỏng lẻo và kém hiệu quả. Các ngành công nghiệp phụ trợ còn nhỏ bé, phần lớn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu. Công nghiệp năng lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế. Trong bối cảnh những biến động bất lợi của kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp chậm lại rõ rệt. Sự suy giảm tăng trưởng công nghiệp đã kéo theo sự suy giảm tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Điều này đã diễn ra trong năm 2008 và kéo dài tới những tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân

công nghiệp theo chiều rộng dựa trên cơ sở tăng vốn và khai thác lợi thế về tài nguyên và sức lao động giản đơn. Chiến lược ấy tuy tạo ra được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian nhất định, nhưng không bảo đảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, không tạo nền tảng cho phát triển bền vững và dễ bị tổn thương trước những biến động bất lợi của môi trường quốc tế.

Trong hơn mười năm qua, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, sản xuất nông nghiệp cũng có những bước tiến vượt bậc. Bên cạnh những thành tựu đó cũng còn không ít tồn tại và thách thức: Cơ cấu chuyển dịch chậm, sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao, cơ sở hạ tầng còn yếu kém... Theo Bộ Tài chính, 5 năm qua, vốn đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch ra khỏi nông, lâm nghiệp, tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn khoảng 113.116 tỷ đồng, song con số này mới chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư cả nước. Việc sử dụng vốn tại nhiều địa phương lại kém hiệu quả. Chiến lược phát triển nông thôn dựa trên nền tảng của tăng trưởng sản xuất nông nghiệp đã không còn hợp lý trong bối cảnh những khó khăn vốn của nông thôn chậm được khắc phục, như cơ sở hạ tầng kém phát triển, quy hoạch không đồng bộ, ngành nghề phi nông nghiệp tăng trưởng chậm, doanh nghiệp nông thôn còn rất ít ỏi. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy đã được tăng cường nhưng còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Đầu tư nông nghiệp những năm qua tập trung cho thuỷ lợi, nhưng chủ yếu phục vụ trồng lúa. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc còn rất thiếu và yếu. Đặc biệt cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại như chợ, cửa hàng, bến bãi, đường sá và phương tiện vận tải phục vụ buôn bán rất thiếu.

Trong ngành dịch vụ vốn đầu tư và chính sách của Nhà nước vẫn còn tập trung vào một số ngành truyền thống như thương mại, khách sạn nhà hàng, vận tải đường bộ... Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng của các ngành dịch vụ thị trường mới này.

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w