Chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 76 - 79)

III. Giải pháp chuyển dịch CCĐT hợp lý

1.Chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đầu tư

1.1. Đối với nguồn vốn trong nước

- Cần tích cực đẩy mạnh chương trình đổi mới DNNN, đặc biệt đẩy nhanh việc cổ phần hoá để thu hút nguồn vốn đầu tư mới từ xã hội thông qua thị trường chứng khoán.

- Trên cơ sở các quy hoạch phát triển ngành, nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách định hướng cho nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp một cách hấp dẫn hơn, yên tâm hơn khi bỏ vốn ra đầu tư, hạn chế tối đa được những rủi ro, không tạo nên sự

phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tạo nên một sân chơi bình đẳng giữa các loại hình DN. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động ở những địa bàn kinh tế khó khăn cần có cơ chế chính sách thật ổn định với mức độ khuyến khích cao, nhất là trong việc tiếp cận với đất đai, mặt bằng sản xuất, với các nguồn vốn.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu nhằm thực hiện đúng tiến độ và bảo đảm được hiệu quả của dự án, đặc biệt rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát của chủ đầu tư, của các cơ quan quản lý nhà nước để chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, tạo niềm tin cho nhân dân khi tham gia vốn và đầu tư. - Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi loại hình doanh nghiệp phát triển, tập trung vào xây dựng cơ chế một cửa thực sự; tiến hành rà soát giảm thiểu các loại giấy phép, thời gian cũng như chi phí gia nhập thị trường cho tất cả các nhà đầu tư; không hạn chế về quy mô đầu tư; cần đổi mới cơ chế sử dụng vốn, thủ tức cho vay của các ngân hàng thương mại để huy động và cho vay tốt hơn.

- Cần thay đổi tư duy coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý thành doanh nghiệp là đối tượng phục vụ. Trước khi ban hành chính sách mới cần thăm dò dư luận rộng rãi xem tác động đến doanh nghiệp như thế nào; tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân có cơ hội tiếp cận, đầu tư và các lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng mà các DNNN đang độc quyền và đầu tư không hiệu quả. Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, gắn XTTM, du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài với phát triển thị trường, thu hút các nguồn lực trong nước.

1.2. Đối với nguồn vốn nước ngoài

- Từng ngành cần xây dựng và công bố ''Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài''. Đối với một số ngành nghề nhạy cảm như đối với ngân hàng, bảo hiểm, hàng không... cần có quy định rõ tỷ lệ khống chế vốn của nhà đầu tư nước ngoài

quy định hiện nay. Nghiên cứu sớm rút ngắn diện các dự án phải cấp phép đầu tư để chuyển sang hình thức chủ đầu tư đăng ký dự án, nghĩa là chuyển từ cơ chế ''tiền kiểm'' sang cơ chế ''hậu kiểm''.

- Xây dựng các phương thức và chính sách phù hợp để có thể kêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào Việt Nam. Một trong những yêu cầu rất quan trọng là chúng ta phải chủ động kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng các dự án công nghệ cao, đặc biệt trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, tin học, phần mềm, vật liệu mới... Đối với các nhà đầu tư này, chúng ta càng chuẩn bị tốt các điều kiện cho họ bao nhiêu thì tác động, lôi cuốn tới các nhà đầu tư khác sẽ càng tăng bấy nhiêu.

- Tập trung nguồn lực trong nước và ODA để giải quyết những bất cập về cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện, nước, viễn thông, bến bãi... Tạo điều kiện thông thương cho các nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án BOT, BT... Chúng ta cần có biện pháp mạnh mẽ để đạt được một cái gì đó là nhanh nhất, là rẻ nhất trong khu vực làm sức hấp dẫn các nhà đầu tư ví dụ như đền bù và giải phóng mặt bằng nhanh nhất; có giá cước điện thoại rẻ nhất...

- Cần bảo đảm thực hiện các nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc trong thu hút đầu tư nước ngoài, làm sao tạo nên một phản ứng dây chuyền tốt cho các nhà đầu tư trước, lôi kéo các nhà đầu tư sau. Việt Nam đang được đánh giá có những lợi thế cơ bản để thu hút đầu tư nước ngoài như thể chế chính trị, xã hội ổn định; vị trí địa lý thuận lợi; lực lượng lao động có tinh thần cần cù, chịu học hỏi, có trình độ... nên rất cần hoàn thiện các yêu cầu khác để hấp dẫn các nhà đầu tư. Các địa phương, các chủ đầu tư cần tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp với các đối tác, cùng với việc xây dựng và truyền thông cơ sở dữ liệu tập trung qua mạng điện tử quốc gia để cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin hữu ích về địa phương mình, doanh nghiệp mình, về mục tiêu và yêu cầu đầu tư dự án, về các cơ chế chính sách ưu đãi, về thủ tục đầu tư... nhằm thu hút sự quan tâm của các đối tác và nhà đầu tư tiềm năng đang cân nhắc trong việc lựa chọn địa điểm và hướng đầu tư. - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Chính phủ để đảm bảo các Luật mới

về đầu tư, đấu thầu thực thi một cách nghiêm túc. Khắc phục tình trạng thực thi kém hiệu quả ở các cấp, các ngành, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC (Trang 76 - 79)