III. Giải pháp chuyển dịch CCĐT hợp lý
3. Chuyển dịch CCĐT theo ngành kinh tế
3.1. Với nông-lâm-thủy sản:
Xây dựng một chiến lược tổng hợp cho phát triển nông thôn đến năm 2020 dựa trên cơ sở lấy con người làm trung tâm với sự tham gia, cam kết dài hạn của nhiều ngành, mọi thành phần xã hội, các tổ chức quốc tế. Viện Chiến lược và PTNT đề xuất lộ trình triển khai Chiến lược phát triển nông thôn từ 2007-2020 sẽ bao gồm ba giai đoạn: 2007-2012, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cải cách thể chế, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, thu hút lao động ra khỏi nông nghiệp; 2013-2018, ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tăng mạnh số lượng DN, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn sang hoạt động phi nông nghiệp; đô thị hóa nông thôn; từ 2019 trở đi, phát triển nông thôn tập trung vào con người, hình thành nền nông nghiệp sinh thái kết hợp hài hòa nông thôn đô thị. Dần chuyển hướng đầu tư phát triển các cơ hạ tầng phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Chuyển đổi nhanh cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên bố trí các công trình tưới tiêu cho các cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và nuôi trồng thủy sản. Đối với các tỉnh vùng trung du miền núi Bắc Bộ ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ sản xuất lúa, màu, chè. Vùng đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu vào phục hồi nâng cấp các công trình đã có, kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo tưới tiêu chủ động vùng lúa chất lượng cao, vùng rau chuyên canh nguyên liệu và xuất khẩu. Các tỉnh duyên hải miền Trung tập trung đầu tư các công trình hồ đập để phục vụ cấp nước tưới và sinh hoạt, phát triển các ngành kinh tế khác; củng cố các công trình đầu mối, đặc biệt là hồ chứa nước, kiên cố hóa hệ thống kênh mương, xây dựng các cống đập ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng ở các cửa sông lớn, ưu tiên tưới cho cây trồng cạn: mía, chè, bông, lạc. Các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ ưu tiên xây dựng các hồ chứa đập dâng giữ nước tưới cho các cây công nghiệp cà phê, hồ tiêu, mía, lúa, rau màu, nước sinh hoạt, phát triển các ngành kinh tế khác. Vùng đồng bằng sông Cửu Long bổ sung, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi theo hướng
phục vụ đa mục tiêu, không chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà cho cả nuôi trồng thủy sản và cho các ngành kinh tế khác, nước sinh hoạt; gắn quy hoạch thủy lợi với kiểm soát lũ, thau chua, xổ phèn, ngăn mặn, giữ ngọt, phát triển giao thông, xây dựng cụm, tuyến dân cư. Trên cơ sở quy hoạch, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí, cân đối vốn đầu tư cho các chương trình cây, con, công nghiệp, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản đã được xác định trong quy hoạch.
3.2. Với công nghiệp:
Trước hết chúng ta cần định hướng tái cơ cấu ngành công nghiệp, đầu tư tập trung hơn vào các ngành công nghệ cao, thiết bị hiện đại, tăng cường đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất nguyên liệu, đầu tư chiều sâu phát triển công nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại, chú trọng phát triển nhóm ngành công nghiệp được coi là nền tảng cho sự phát triển có hiệu quả và bền vững toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thuộc nhóm ngành này có công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng, cơ khí sản xuất phụ tùng và sửa chữa thiết bị,… trong đó, công nghiệp năng lượng phải được dành sự ưu tiên hàng đầu. hình thành các cụm liên kết công nghiệp với các doanh nghiệp công nghiệp có mối liên hệ cung cấp và tiêu thụ sản phẩm của nhau, trước hết nhằm vào công nghiệp dệt may, giày dép, điện tử và máy tính. Sự phát triển công nghiệp phụ trợ nằm trong khuôn khổ tổ chức mối liên hệ sản xuất này. Với định hướng mở rộng ra phạm vi thị trường khu vực, việc phát triển công nghiệp phụ trợ không những chỉ góp phần làm tăng giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp lâu nay vẫn phải gia công cho nước ngoài, mà còn là cách thức có hiệu quả tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển có giới hạn các ngành khai thác tài nguyên, đặc biệt là những loại tài nguyên không thể tái tạo. Gắn phát triển khai thác với chế biến nguyên liệu bằng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị của sản phẩm cuối cùng và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên.
là nguồn đầu tư giữ vị trí quyết định trong các nguồn đầu tư phát triển công nghiệp. Trong đó cần cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên hàng đầu là hệ thống giao thông, cung ứng năng lượng, cấp thoát nước và thông tin liên lạc. Đầu tư từ ngân sách nhà nước phải được tập trung vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và coi quản lý chặt chẽ để bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn này là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có chính sách linh hoạt và cởi mở để thu hút các nguồn vốn bên ngoài. Coi đầu tư ngoài nhà nước là nguồn đầu tư giữ vị trí quyết định trong các nguồn đầu tư phát triển công nghiệp.
Bên cạnh đó, cần nhanh chóng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp liên hoàn, các khu kinh tế tự do quy mô lớn thành các vùng lãnh thổ động lực tăng trưởng; kết hợp và kết nối phát triển công nghiệp với đô thị hóa, xây dựng một số khu, cảng trung chuyển hàng hóa thương mại quốc tế, để tổ chức sản xuất công nghiệp, cung ứng dịch vụ theo quy mô lớn, theo nhóm các sản phẩm có liên quan với nhau, bổ sung phụ trợ lẫn nhau. Xây dựng và thực hiện các chương trình đồng bộ phát triển các ngành ưu tiên phát triển đặt dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ trung ương (về mục tiêu, nguồn lực, cơ chế và cách thức thực hiện, theo dõi, đánh giá và bổ sung, điều chỉnh...). Hoàn thành và vận hành có hiệu quả khu công nghệ cao; nghiên cứu triển khai một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ.
Đổi mới chính sách đầu tư nhằm huy động được nhiều và phân bổ hợp lý các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp theo định hướng quy hoạch đã xác định. Theo đó: Đầu từ từ ngân sách nhà nước cần được tập trung vào ba lĩnh vực cơ bản là: Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc). Giáo dục và đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp. Các lĩnh vực công nghiệp liên quan trực tiếp đến an ninh và quốc phòng.
3.3 Giải pháp cho dịch vụ:
Xác định rõ những ngành, sản phẩm ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới, như: Dịch vụ logistics (vận tải hàng hóa, cảng biển, dịch vụ hải quan, kho bãi và bảo quản hàng hóa, dịch vụ phân phối...); Dịch vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn, lữ hành, vận tải hành khách, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, văn hóa, giải trí, mua sắm, làng nghề truyền thống, sản xuất, chế biến và cung cấp thực phẩm...). Ðây là những ngành có tiềm năng phát triển và có thị trường, có thể trao đổi được qua thương mại quốc tế, có tương tác và thúc đẩy các ngành khác có liên quan cùng phát triển trong quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt có tác động kết nối kinh tế vùng và kết nối kinh tế nước ta với khu vực và thế giới. Chúng ta cần phát triển các ngành này thành các ngành có lợi thế cạnh tranh, bổ sung cho các ngành hiện tại; đồng thời, thay thế dần một số ngành sử dụng nhiều lao động hiện nay như dệt may, da giày, chế biến gỗ... Tiếp tục hiện đại hóa bưu chính viễn thông và hạ tầng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó mở cửa khu vực dịch vụ và thu hút đầu tư, liên doanh trên các lĩnh vực dịch vụ. Việc mở cửa thị trường dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển của các ngành dịch vụ, qua đó, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.