Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Mỹ Hào

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ Hào.DOC (Trang 31 - 36)

Thực hiện nghị định số 53 – HĐBT ngày 26/03/1988 của hội đồng bộ trưởng về thành lập các ngân hàng chuyên doanh ở Việt Nam: Ngân hàng Nông Nghiệp, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng đầu tư và Phát Triển, Ngân hàng Ngoại Thương. NHNo&PTNT Mỹ Văn trực thuộc tỉnh Hải Hưng ra đời trong bối cảnh đó.Sự ra đời vừa mang tính thừa kế liên tục đồng thời là sự đổi mới về mô hình tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ hoạt động.

Sau khi chia tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên ngày 01/09/1999, huyện Mỹ Văn lại chia tách thành ba huyện: Mỹ Hào – Yên Mỹ - Văn Lâm, NHNo&PTNT Mỹ Hào ra đời hoạt động trên địa bàn huyện Mỹ Hào.

Trong quá trình hoạt động của mình, NHNo&PTNT Mỹ Hào đã tạo được niềm tin và mối quan hệ gắn bó đối với người nông dân góp phần tích cực để phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ chỗ chỉ khoảng 30% số hộ vay vốn với dư nợ vài chục tỷ đồng đến nay NHNo&PTNT Mỹ Hào đã tiến hành cho vay trên 80% số hộ trên địa bàn, số dư nợ trên 200 tỷ đồng.Với số vốn đó đã giúp đỡ người nông dân có vốn ban đầu để sản xuất kinh doanh, mở rộng nhiều ngành nghề tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Qua đó tăng thêm nguồn thu cho Ngân Sách huyện, và nguồn tài chính của Ngân Hàng cũng góp phần tài trợ cho các hoạt động trong huyện, đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Để phù hợp với xu hướng phát triển của huyện nói riêng và của đất nước nói chung, NHNo&PTNT Mỹ Hào cũng đã mạnh dạn mở rộng các hoạt

động tiền tệ, tăng cả về số lượng và chất lượng các dịch vụ Ngân Hàng góp phần phục vụ nhu cầu luân chuyển tiền tệ ,thích hợp với sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Đến nay,cùng với sự phát triển của đất nước, khu đô thị Phố Nối đã trở thành một khu công nghiệp phát triển thu hút nhiều doanh nghiệp và các công ty. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, và đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng chất lượng và phong phú. Đứng trước yêu cầu đó, NHNo&PTNT Mỹ Hào xác định rõ mục tiêu: Kinh doanh đa năng tổng hợp, đa dạng hoá sản phẩm, tiếp tục đẩy mạnh cho vay các hộ sản xuất kinh doanh đồng thời mạnh dạn cho vay các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đóng trên địa bàn, chủ động đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, chú trọng công tác huy động vốn từ dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn để cho vay, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Từ khi được tái lập đã gần được 10 năm, hoạt động của Ngân Hàng có nhiều khó khăn: nhân sự,vốn hoạt động,cơ sở vật chất kỹ thuật, lại phải hoạt động trên sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều Ngân Hàng khác trên địa bàn tuy nhiên cũng có những thuận lợi mà chỉ Ngân Hàng mới có như kinh nghiệm hoạt động, nắm rõ địa bàn,vị trí địa lý thuận lợi,lại có sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương và NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên cộng với nỗ lực và cố gắng hết mình NHNo&PTNT Mỹ Hào đã đạt được nhiều những thành tích đáng khích lệ,bên cạnh đó cũng có những tồn tại chưa được giải quyết khắc phục.

2.1.3.Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong NHNo&PTNT Mỹ Hào.

Sau gần 10 năm hoạt động, bộ máy tổ chức đã tương đối ổn định. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Mỹ Hào là mô hình lãnh đạo theo kiểu trực tuyến từ trưởng, phó phòng đến nhân viên đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của

phó giám đốc phục trách khối và chịu sự giám sát chung của giám đốc.Tổng số cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan là 38, trong đó: biên chế chính thức là 34 và 4 cán bộ làm hợp đồng, được tổ chức làm việc tại hai đầu mối giao dịch:

- Một trụ sở trung tâm đóng tại Thị Trấn Bần Yên Nhân, nằm trong khu công nghiệp Phố Nối gồm 32 cán bộ phụ trách 4 xã và một thị trấn.

- Một Ngân Hàng cấp III Dị Sử gồm 6 cán bộ phụ trách 3 xã phía đông của huyện.

Việc tổ chức thành hai đầu mối giao dịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân và các hộ kinh doanh, các công ty doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của Ngân Hàng như gửi tiền, vay vốn để sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ, chuyển tiền, thanh toán quốc tế…

Ta có thể nhận biết tổng quan mô hình tổ chức của Ngân Hàng qua sơ đồ sau:

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH Phó phòng kế toán Trưởng phòng kế toán Trưởng phòng kinh doanh Phó phòng kinh doanh

Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT Mỹ Hào

38 cán bộ trong ngân hàng được sắp xếp làm việc trong 4 phòng ban Ngoài 3 đồng chí trong Ban Giám Đốc, các cán bộ còn lại được biên chế thành 3 phòng chính:

+ Phòng nghiệp vụ kinh doanh +Phòng kế toán ngân quỹ +Phòng hành chính tổ chức

Cụ thể cơ cấu và chức năng của các phòng, ban như sau: *>Ban Giám Đốc gồm 3 đồng chí là:

- Giám đốc: Giám sát chung về tình hình cơ quan.

- Phó giám đốc kế toán ngân quỹ: Trực tiếp lãnh đạo phòng kế toán ngân quỹ.

- Phó giám đốc kinh doanh: Trực tiếp lãnh đạo phòng kinh doanh.

*>

Phòng kế toán ngân quỹ :có 12 cán bộ, trong đó có một trưởng phòng , một phó phòng phụ trách cả hai việc : Kế toán nội bộ và kế toán giao dịch.

- Kế toán nội bộ: Thực hiện công tác kế toán, quản lý chi tiêu nội bộ như: +Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí và công tác hành chính.

+ Báo cáo tổng hợp thu – chi hàng tháng, hàng quý và cả năm với ban giám đốc.

- Kế toán giao dịch, xử lý nghiệp vụ như:

+ Nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cá nhân. + Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng.

+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: Ủy nhiệm thu , uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản…

+ Tổ chức ghi chép phản ảnh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn.

+ Lập bảng cân đối hàng ngày, tuần , quý, năm.

+ Hàng tháng tổng hợp báo cáo gửi lên ngân hàng cấp trên.

- Cán bộ ngân quỹ :Thu- chi tiền mặt, kiểm kê ngân quỹ,duy trì mức dự trữ bắt buộc đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi trả, lập các báo cáo liên quan đến tình hình ngân quỹ.

*>Phòng kinh doanh :gồm 17 cán bộ trong đó có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng.

+ Phòng kinh doanh chủ yếu đảm nhiệm nghiệp vụ tín dụng, có chức năng quản lý điều hành chỉ đạo thực hiện các chủ trương về công tác tín dụng.

+ Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô sản xuất vừa và lớn, tập trung các thông tin đã thu thập được để từ đó phân tích, đưa ra những phương hướng thực hiện công tác tín dụng tháng tới, cả năm và năm tới.

+ Đề xuất ý kiến cho vay hay không cho vay đối với các dự án thuộc quyền hạn của mình

+ Cố vấn cho ban giám đốc trong quá trình đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay các dự án vượt quá quyền hạn của mình.

*> Phòng hành chính :gồm 6 cán bộ:

Trực tiếp lo đời sống của nhân viên về vật chất cũng như tinh thần trong toàn bộ hệ thống cơ quan, tổ chức các hội thi về tay nghề cũng như phong trào văn hoá, văn nghệ của cơ quan để giảm bớt sự mệt mỏi trong những ngày làm việc căng thẳng và tăng thêm sức mạnh đoàn kết trong cơ quan. Ngoài ra phòng còn làm nhiệm vụ giữ an ninh cho toàn bộ cơ quan.

Trình độ của cán bộ trong NHNo&PTNT Mỹ Hào chưa cao,số cán bộ được đào tạo chính quy còn ít song trong quá trình làm việc cán bộ trong cơ quan luôn nỗ lực hết mình, học hỏi kinh nghiệm và tham gia những khoá học

tập huấn bổ sung và trau dồi kiến thức nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ Hào.DOC (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w