Tình hình phát triển của các DNNQD trên địa bàn huyện Mỹ Hào

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ Hào.DOC (Trang 44 - 48)

Hoà cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, kinh tế của tỉnh Hưng Yên, của huyện Mỹ Hào cũng đang trên đà phát triển theo kịp nhịp phát triển của cả nước. Sự tăng trưởng kinh tế đang ở bước đầu này là dấu hiệu cho một nền công nghiệp hiện đại trên địa bàn, mà một trong các dấu hiệu chứng tỏ điều đó chính là sự xuất hiện của ngày càng nhiều các DNNQD trên địa bàn huyện. Có thể đưa ra một số đặc điểm về các DNNQD trên địa bàn huyện như sau:

 Các doanh nghiệp nói chung mà phần lớn là các DNNQD chủ yếu nằm dọc theo đường quốc lộ 5A, bởi đây là quốc lộ giao thông chính xuyên suốt từ đầu huyện đến cuối huyện, là huyết mạch giao thông của các tỉnh phía Bắc nối liền Hà Nội với Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

 DNNQD tại huyện Mỹ Hào đang tăng với tốc độ nhanh, để thấy rõ hơn điều này ta theo dõi qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Tình hình tăng trưởng số lượng DNNQD trong huyện Mỹ Hào Đơn vị tính: Số doanh nghiệp

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Số DNNQD 14 29 62 88 139 192 235

Số DNNQD tăng

Tốc độ tăng (%) 107,1 113,8 41,94 57,95 38,13 22,4 (Theo thống kê DNNQD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên –

Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên)

Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn luôn có xu hướng gia tăng. Có được sự gia tăng như vậy là do những chính sách ưu đãi của tỉnh áp dụng cho những dự án đầu tư vào tỉnh. Dựa trên những cải cách về chính sách, thủ tục hành chính và môi trường kinh tế đang chuyển biến tích cực, trong những năm tới số DNNQD được thành lập mới sẽ ngày càng tăng lên. Mục tiêu phấn đấu mỗi năm huyện Mỹ Hào sẽ có thêm khoảng 40 đến 50 DNNQD mới được thành lập.

 Các DNNQD trên địa bàn đang trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng sau một khoảng thời gian ổn định ban đầu. Vì vậy, xét mặt bằng chung trình độ máy móc thiết bị đang còn thấp. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại thuộc loại cao tính theo mặt bằng chung, số lượng các DNNQD tăng qua từng năm, quy mô về vốn của các DNNQD cũng tăng nhanh. Ta có thể theo dõi qua bảng sau:

Bảng 2.6: Bảng theo dõi vốn đăng ký bình quân các DNNQD địa bàn Mỹ Hào

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn đăng ký

bình quân 1151,43 2870,67 3756,55 3796,54 4125,07 4935,64 4222,16

(Theo thống kê DNNQD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên)

Quy mô về vốn có tăng song ta cũng nhận thấy rằng quy mô về vốn của các DNNQD còn thấp, phần lớn các DNNQD có quy mô vừa và nhỏ, chưa có nhiều các doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng cạnh tranh cao.

Với môi trường kinh tế đang có đà phát triển nhanh, thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các DNNQD thì nhu cầu tíndụng sẽ ngày càng lớn. Đây là khu vực mà các ngân hàng thương mại có thể khai thác, triển khai hoạt động kinh doanh của mình để đem lại sự thịnh vượng cho ngân hàng và nền kinh tế.

 Hiện nay trên địa bàn huyện có 71 DNNQD (chiếm30,2%) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, 100 DNNQD (chiếm 42,6%) hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, chỉ có 6 DNNQD đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 15 DNNQD hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,23 DNNQD hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, còn lại là số ít các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác. Điều này phù hợp với tình hình quy vốn nhỏ của các doanh nghiệp trên địa bàn.

 Tính tới thời điểm này toàn huyện có khoảng 235 DNNQD đang hoạt động dưới nhiều loại hình xong đông đảo nhất vẫn là các công ty TNHH với 157 công ty lớn nhỏ hoạt động năng động, đem lại hiệu quả tốt cho nền kinh tế. Có thể kể tên một vài công ty có lượng vốn lớn, hoạt động hiệu quả đang có những đóng góp lớn có nền kinh tế như: Công ty TNHH lắp máy nông nghiệp miền Bắc (Vốn đăng ký 36 tỷ), Nhà máy chế tạo phù tùng ôtô xe máy Detech(Vốn đăng ký 40 tỷ), Công ty TNHH quốc tế Việt Séc( Vốn đăng ký 50 tỷ), công ty TNHH vật liệu điện Việt Linh (Vốn đăng ký 54 tỷ)…

Tuy rằng tốc độ tăng nhanh nhưng DNNQD trên địa bàn có số lượng chưa lớn, thời gian thành lập chưa lâu, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn…

Những đặc điểm trên đây của các DNNQD trên địa bàn cho thấy lực lượng đông đảo các DNNQD đang trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng, quan trọng là họ là lực lượng có nhu cầu vốn cao hơn những thành phần kinh tế khác là điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mở hoạt động tín dụng và các

loại hình dịch vụ ngân hàng khác. Hơn nữa sự phát triển của các DNNQD là bộ phận đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của huyện, của tỉnh thế nên giúp đỡ các DNNQD phát triển bằng mở rộng tín dụng ngân hàng không chỉ là mục tiêu mà còn là nhiệm vụ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, trong đó có NHNo&PTNT Mỹ Hào.

Thêm nữa thực trạng phát triển kinh tế của huyện và của tỉnh đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho DNNQD phát triển. Thế nhưng các DNNQD cũng phải đối mặt với không ít thách thức, với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế sẽ không được bảo hộ ở hầu hết các lĩnh vực và sự cạnh tranh sẽ khó khăn hơn đối với nền kinh tế ở vị thế thấp như nước ta hiện nay. Sự hùng mạnh về vốn, kinh nghiệm trong quản lý, chất lượng sản phẩm cao hơn sẽ là ưu thế lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cuộc cạnh tranh với các DNNQD ngay trên đất nước ta. Mặt khác, khi thâm nhập vào thị trường thế giới thì những rào cản mà các nước mạnh đặt ra, nhất là rào cản kỹ thuật, chất lượng sản phẩm cũng là một thách thức không dễ dàng vượt qua đối với những DNNQD thiếu vốn đầu tư. Vì vậy nếu không có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt, nhất là khả năng tiếp cận vốn của Ngân Hàng và các tổ chức tín dụng, DNNQD ở những tỉnh đang còn chậm phát triển, công nghiệp đang ở giai đoạn đầu như Hưng Yên rất khó đứng vững trong cạnh tranh. Bởi vậy mở rộng tín dụng, giúp đỡ các DNNQD tiếp cận với vốn của ngân hàng là cần thiết hơn bao giờ hết.

2.2.2.Tình trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Hào.

Nắm bắt được sự thay đổi về thành phần kinh tế trong huyện, nắm bắt được tình hình phát triển của các DNNQN trong huyện, trong những năm qua NHNo&PTNT Mỹ Hào một mặt vẫn chú trọng cho vay hộ sản xuất, củng cố các mối quan hệ truyền thống, mặt khác đã chủ động mở rộng tín dụng đối

với khu vực DNNQD, giúp đỡ các DNNQD tiếp cận với vốn tại ngân hàng. Việc mở rộng tín dụng đối với các DNNQD không những giúp ngân hàng đa dạng hoá đối tượng phân phối vốn, tăng nguồn thu nhập, giải quyết khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế huyện.

Xem xét thực trạng tín dụng đối với các DNNQD tại chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Hào chính là xem xét tình trạng cho vay – thu nợ của Ngân hàng, bởi nghiệp vụ bảo lãnh tuy có nhưng không đáng kể, một năm chỉ có vài món bảo lãnh tham gia dự thầu hay bảo lãnh thực hiện hợp đồng, các nghiệp vụ cho thuê tài sản và chiết khấu giấy tờ có giá chưa được triển khai tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ Hào.DOC (Trang 44 - 48)