Dư nợ tíndụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ Hào.DOC (Trang 48)

Như đã phân tích ở trên, hoạt động cho vay là hoạt động sử dụng vốn chính tại NHNo&PTNT Mỹ Hào, ngân hàng lại hoạt động trên địa bàn có nhiều DNNQD hoạt động thế nên mặc dù hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Mỹ Hào tập trung tâm điểm vào hộ sản xuất, xong việc phát triển cho vay các DNNQD cũng luôn được sự quan tâm của lãnh đạo Ngân Hàng, tuy nhiên hoạt động cho vay DNNQD chưa đạt được kết quả kinh doanh như mong đợi. Ta theo dõi diễn biến dư nợ DNNQD theo bảng sau:

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ DNNQD theo thời gian tại NHNo&PTNT Mỹ Hào

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Số dư năm 2004 Số dư năm 2005 Số dư năm 2006

Tăng/giảm năm 2005 so với năm 2004 Tăng/giảm năm 2006 so với năm 2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 173541 172696 209701 -845 -0,49 37005 21,43 Dư nợ 58561 33,74 63850 36,97 68537 32,68 5289 9,03 4687 7,34

DNNQD Trong đó Dư nợ ngắn hạn 25782 44,03 38306 59,99 42017 61,31 12524 48,58 3711 9,69 Dư nợ trung- dài hạn 32779 55,97 25544 40,01 30520 44,53 -7235 -22,07 4976 19,48 (Theo báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2004, 2005, 2006 của

NHNo&PTNT Mỹ Hào)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể đưa ra một vài nhận xét như sau: Dư nợ DNNQD tại NHNo&PTNT Mỹ Hào có xu hướng tăng nhẹ, dư nợ năm sau cao hơn năm trước: Năm 2005 dư nợ DNNQD đã tăng 5289 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 9.03% so với năm 2004. Năm 2006 dư nợ DNNQD cũng tăng nhưng lượng tăng ít hơn so với năm 2005, cụ thể đã tăng 4687 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 7.34%. Đây là một tín hiệu tốt khi ngân hàng thực hiện mở rộng tín dụng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ còn thấp so với mục tiêu phấn đấu chung của chi nhánh là tổng dư nợ trung bình tăng 20% mỗi năm, Ngân hàng chưa khai thác được thế mạnh trên địa bàn là sự cần vốn của đông đảo các DNNQD trong huyện.

Mặc dù số dư nợ các DNNQD tăng lên song nếu so sánh tỷ lệ cho vay các DNNQD với tổng dư nợ thì thấy rằng tỷ lệ này chỉ đạt ở mức trung bình chiếm khoảng trên 30%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của các DNNQD chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ. Năm 2005, tổng dư nợ giảm song dư nợ của các DNNQD vẫn tăng, tỷ trọng dư nợ các DNNQD so với tổng dư nợ tăng từ 33,74% lên 36,97%. Năm 2006, dư nợ các DNNQD vẫn tăng song không theo kịp với tốc độ tăng tổng dư nợ nên tỷ trọng dư nợ các DNNQD so với tổng dư nợ bị giảm xuống 32,68%. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn việc khai thác tín dụng đối với các DNNQD trong thời gian tới.

Dư nợ ngắn hạn có chiều hướng gia tăng, dư nợ trung - dài hạn có xu hướng giảm xuống phần nào thể hiện sự ưu tiên mở rộng cho vay ngắn hạn của ngân hàng, đảm bảo an toàn hơn cho hoạt động tín dụng bởi đặc điểm của các khoản tín dụng là thời gian tín dụng càng dài thì rủi ro đối với các nhà cung cấp càng lớn, bù lại lợi nhuận thu được lại cao hơn các khoản tín dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên thời gian tín dụng dài cũng thể hiện sự tin tưởng của ngân hàng đối với khách hàng. Tại NHNo&PTNT Mỹ Hào, xu hướng tăng lên của các khoản cho vay trong ngắn hạn có lẽ một phần cũng vì các DNNQD chưa thực sự tạo cho ngân hàng niềm tin bền vững, đặc biệt trong thời gian qua tỷ lệ nợ xấu chung và tỷ lệ nợ xấu của các DNNQD tăng lên làm ngân hàng còn có xu hướng giảm mức độ tin tưởng vào khả năng hoàn trả của các DNNQD. Một phần của hiện tượng cũng là do các DNNQD có quan hệ tín dụng tại ngân hàng đã qua được giai đoạn đầu của sự hình thành, lợi nhuận đã bù đắp được chi phí và tài trợ cho tài sản cố định thay vì vay vốn tại ngân hàng để tài trợ cho các tài sản này, thế nên nhu cầu vốn trung và dài hạn giảm xuống, họ cần vốn để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vốn ngắn hạn tăng lên.

Thêm vào đó là dư nợ trung bình trên 1 DN có xu hướng giảm xuống, ta có thể theo dõi bảng sau:

Bảng 2.8: Dư nợ bình quân DNNQD

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Dư nợ DNNQD 58561 63850 68537

Số DNNQD có quan hệ

tín dụng tại ngân hàng 26 DN 31 DN 36 DN

Dư nợ trung bình 1 DN 2252,35 2059,68 1903,81

(Theo báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2004, 2005, 2006 của NHNo&PTNT Mỹ Hào)

Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày một tăng, đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy ngân hàng đang mở rộng quy mô tín dụng đối với các DNNQD, song ta cũng nhận thấy số lượng các DNNQD có quan hệ tín dụng với ngân hàng còn quá ít. Năm 2006 trên địa bàn huyện đã có 235 DNNQD hoạt động, không kể tới các DNNQD nằm trên địa bàn lân cận có thể khai thác được, nó phản ánh nhu cầu tín dụng to lớn mà ngân hàng đã khai thác song chưa thực sự hiệu quả.

Dư nợ trung bình 1 doanh nghiệp bị giảm xuống mặc dù tổng dư nợ DNNQD vẫn tăng là do số DNNQD có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT Mỹ Hào tăng lên. Điều này chứng tỏ việc mở rộng về số lượng song chắc chắn dư nợ của các khách hàng cũ, các khách hàng DNNQD truyền thống của ngân hàng đã bị giảm sút. Trong thời gian tới ngân hàng cần cải thiện tình trạng này sao cho khách hàng DNNQD đến với ngân hàng tăng đồng thời quan hệ tín dụng với khách hàng cũ vẫn được đảm bảo, dư nợ trung bình 1 doanh nghiệp tăng. Thời gian qua NHNo&PTNT Mỹ Hào đã tiến hành một số biện pháp nhằm tăng dư nợ đối với các DNNQD như sau:

• Giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống, làm tiền đề để mở rộng và tìm kiếm khách hàng mới.

• Tăng cường công tác Marketting ngân hàng

• Đề ra chiến lược kinh doanh, kế hoạch tác nghiệp trong từng tháng từng quý và thông báo cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong buổi họp phòng kinh doanh đầu mỗi tháng.

Theo dõi dư nợ của các loại hình DNNQD, ta thấy rằng dư nợ tập trung ở các công ty TNHH, tổng dư nợ của các công ty TNHH luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ DNNQD, sau đó đến các công ty cổ phần và các doanh nghiệp tư nhân. Ta có thể theo dõi sự tách biệt này qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.9: Dư nợ DNNQD phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị: Triệu đồng

chỉ tiêu

số dư năm 2004 số dư năm 2005 số dư năm 2006

Tăng/giảm năm 2005 so với năm 2004 Tăng/giảm năm 2006 so với năm 2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ DNNQD 58561 63850 68537 5289 9,03 4687 7,34 Công ty cổ phần 13155 22,46 14241 22,30 14875 21,70 1086 8,26 634 4,45 Công ty TNHH 35835 61,19 36524 57,20 38496 56,17 689 1,92 1972 5,40 DN tư nhân 8127 13,88 9465 14,82 11407 16,64 1338 16,46 1942 20,52 Công ty hợp danh và hợp tác xã 1444 2,47 3620 5,67 3759 5,48 2176 150,69 139 3,84

(Theo báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2004, 2005, 2006 của NHNo&PTNT Mỹ Hào)

Các công ty TNHH là những doanh nghiệp có quan hệ lớn nhất với ngân hàng cho thấy loại hình doanh nghiệp này đang phát triển rộng khắp và là loại hình doanh nghiệp chiếm số lượng đông đảo trên địa bàn, điều này được chính minh qua số liệu toàn huyện có 235 DNNQD thì có tới 157 DN là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Các công ty cổ phần thường là doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá, nhà nước vẫn nắm ưu thế lãnh đạo bằng cách giữ 51% cổ phần, cho vay các công ty nhà nước cổ phần an toàn hơn các loại hình khác do có yếu tố bảo đảm là nhà nước song trên địa bàn huyện số doanh nghiệp như vậy không nhiều lại chủ yếu làm ăn thua lỗ nên dư nợ tại ngân hàng thường thấp, khoảng trên 20%.

Hoạt động của NHNo&PTNT Mỹ Hào trong một vài năm gần đây mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn tới việc tỷ lệ nợ quá hạn chung của ngân hàng tăng cao, trong đó có sự đóng góp của các DNNQD. Ta có thể theo dõi qua bảng số liệu về chất lượng tín dụng qua bảng phân loại nợ xấu sau:

Bảng 2.10: Phân loại nợ xấu theo thời gian

Đơn vị: Triệu đồng

chỉ tiêu

số dư năm 2004 số dư năm 2005 số dư năm 2006

Tăng/giảm năm 2005 so với năm 2004 Tăng/giảm năm 2006 so với năm 2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ DNNQD 58561 6385 0 6853 7 5289 9,03 4687 7,34 Nợ quá hạn DNNQD 580 0,99 2807 4,40 3296 4,81 2227 383,966 489 17,4207 Trong đó Nợ nhóm 2 354 61,03 1007 35,87 1343 40,75 653 184,46 336 33,37 Nợ nhóm 3 226 38,97 803 28,61 575 17,45 577 255,31 -228 -28,39 Nợ nhóm 4 0 0,00 652 23,23 920 27,91 652 0,00 268 41,10 Nợ nhóm 5 0 0,00 345 12,29 458 13,90 345 0,00 113 0,00

(Theo báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2004, 2005, 2006 của NHNo&PTNT Mỹ Hào)

Xu hướng nợ xấu ngày càng gia tăng là điều vô cùng đáng lo ngại. Từ năm 2004 sang năm 2005, dư nợ quá hạn đã tăng đột biến, dư nợ quá hạn năm 2005 là 2807 triệu đồng tăng gấp 5 lần so với năm 2004 là 580 triệu đồng. Năm 2004 ngân hàng không tồn tại nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì năm 2005 nợ nghi ngờ chiếm tới 23,23,% , nợ có khả năng mất vốn chiếm 12,29%, sang năm 2006 tỷ lệ này tiếp tục tăng cao cụ thể là 27,91% và 13,9% so với tổng dư nợ quá hạn. Tổng dư nợ quá hạn năm 2006 tiếp tục tăng lên tới 3296 triệu đồng, tuy nhiên tỷ lệ

dư nợ quá hạn của các DNNQD vẫn nằm trong giới hạn cho phép (dưới 5% so với tổng dư nợ DNNQD).

Để xem xét kỹ hơn về tình hình dư nợ quá hạn các DNNQD ta theo dõi bảng phân loại dư nợ quá hạn sau:

Bảng 2.11: Phân theo nợ xấu theo loại hình DNNQD

Đơn vị: Triệu đồng

chỉ tiêu

số dư năm 2004 số dư năm 2005 số dư năm 2006

Tăng/giảm năm 2005 so với năm 2004 Tăng/giảm năm 2006 so với năm 2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ DNNQD 58561 63850 68537 5289 9,03 4687 7,34 Nợ quá hạn DNNQD 580 0,99 2807 4,40 3296 4,81 2227 383,9 489 17,42 Trong đó Công ty cổ phần 110 18,97 430 15,32 570 17,29 320 290,9 140 32,56 Công ty TNHH 403 69,48 1334 47,52 1848 56,07 931 231,0 514 38,53 DN tư nhân 67 11,55 712 25,37 784 23,79 645 962,7 72 10,11 Công ty hợp danh và hợp tác xã 0 0,00 331 11,79 94 2,85 331 0,00 -237 -71,60 (Theo báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2004, 2005, 2006 của

NHNo&PTNT Mỹ Hào)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy phần lớn dư nợ quá hạn tập trung vào các công ty TNHH, cũng là loại hình doanh nghiệp có dư nợ lớn nhất tại ngân hàng, phần lớn nợ có khả năng mất vốn cũng rơi vào các công ty TNHH.

Tình hình chất lượng tín dụng có chiều hướng đi xuống như vậy là do một vài nguyên nhân sau:

 Nợ quá hạn từ năm 2005 tăng mạnh là so thay đổi cách phân loại nợ theo QĐ 165/ NHNN, toàn bộ nợ cơ cấu đều được chuyển sang nhóm nợ quá hạn theo định tính và định lượng.Và hàng quý ngân hàng đều phải trích dự phòng rủi ro cho cả phân nợ cơ cấu lại.

 Do ngân hàng thiếu cán bộ làm tín dụng, số cán bộ đang làm tín dụng thì chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số cán bộ tín dụng còn thiếu tinh thần

trách nhiệm, tư duy về tín dụng còn hạn hẹp, việc nắm bắt thông tin về hoạt động khách hàng, thông tin về giá cả thị trường chưa đầy đủ, xử lý thông tin thiếu chính xác. Do vậy những khách hàng có vấn đề trong sản xuất kinh doanh chưa sử lý kịp thời dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động tín dụng.Sự quá tải trong quá trình cho vay quản lý nợ, một số cán bộ chuyển từ các phòng khác sang làm cán bộ tín dụng nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

 Một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động hiệu quả kinh tế chưa cao ví dụ như: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tây Đô, Công ty TNHH Hoa Anh Đào, Công ty TNHH Phương Đông…, một số DNNQD làm ăn thua lỗ không trả được nợ ngân hàng điển hình là: Cty TNHH Việt Nhật, DNBB Thái Hà Hưng, Cty TNHH Quyền Anh, Công ty tin học Nhà Truờng…

 Người quản lý với tư cách là người điều hành trong hoạt động kinh doanh, việc kiểm tra đôn đốc có lúc chưa được thường xuyên. Vấn đề tổ chức sắp xếp nhân sự còn sai lệch, việc bố trí cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, phụ trách DN có thay đổi xong chưa thực sự hợp lý.

Trước thực trạng chất lượng tín dụng giảm sút như vậy, ngân hàng đã tiến hành một vài giải pháp sau:

 Tiến hành sắp xếp cán bộ tín dụng, ổn định địa bàn phụ trách công việc phù hợp với năng lực từng cán bộ.

 Thường xuyên bồi dưỡng tập huấn lại cơ chế tín dụng, nhằm tạo lập một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tư cách tốt, có trách nhiệm, thường xuyên bám sát khách hàng, tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn, cùng khách hàng xây dựng và thực hiện phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Tăng cường công tác kiểm tra và sử lý nợ quá hạn, kiên quyết thu hồi nợ quá hạn tồn đọng.

 Giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống, làm tiền đề để mở rộng và tìm kiếm khách hàng mới.

 Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất nhằm củng cố và thu hút khách hàng.

 Đề ra chiến lược kinh doanh, kế hoạch tác nghiệp trong từng tháng từng quý và thông báo cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong buổi họp phòng kinh doanh đầu mỗi tháng.

 Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động tín dụng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp có thể xảy ra rủi ro tín dụng.

2.2.2.3.Thu nhập từ tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Phân tích tình hình thu nhập đối với DNNQD ta có thể đánh giá được hiệu quả của việc cho vay đối với các DNNQD. Ta theo dõi khoản mục này qua bảng số liệu sau:

Đơn vị: Triệu đồng

Tổng thu nhập 17959 19169 20805

Thu nhập từ hoạt động tín dụng 17267 18734 20141

Thu nhập từ cho vay DNNQD 6068 7087 6803

(Theo báo cáo quyết toán năm 2004,2005,2006 của NHNo&PTNT Mỹ Hào) Thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chính của ngân hàng, thu nhập từ các hoạt động khác như dịch vụ, kinh doanh ngoại hối tuy có nhưng không đáng kể. Trong thu nhập từ hoạt động tín dụng thì thu nhập từ cho vay các DNNQD chiếm vị trí quan trọng, tạo nên khoảng 1/3 thu nhập cho ngân hàng mỗi năm, giúp ngân hàng bù đắp chi phí huy động vốn, chi trả lương và có lợi nhuận tích luỹ. Gần đây thu nhập từ hoạt động cho vay DNNQD có hạn chế là do dư nợ quá hạn tăng cao, ngân hàng không thu hồi được vốn và lãi thêm vào đó các món vay quá hạn ngân hàng lại phải trích dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước đã làm thu nhập bị giảm sút đáng kể. Trong thời gian tới ngân hàng cần xử lý triệt để các khoản

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ Hào.DOC (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w