- Đã có nhiều chuyển biến tích cực Giáo viên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề phát triển tư duy sáng tạo qua các hình thức dạy học trên lớp và hướng dẫn học
3.3.2. Khả năng lĩnh hội của học sinh
Qua quá trình thực nghiệm sư phạm ở cả ba khối lớp chúng tôi nhận thấy:
- Với học sinh khối lớp 10: Việc lĩnh hội kiến thức còn có nhiều hạn chế bởi các em bước đầu làm quen với vectơ và tọa độ. Các em học sinh có lực học trung bình thường ngại ngần khi phải chuyển hướng tư duy. Tuy nhiên với đối tượng học sinh khá giỏi thì có thêm công cụ giải toán mới đã kích thích niềm hăng say trong học tập. Bên cạnh đó việc tiến hành các hình thức như xemina, thảo luận, làm tập san… đã cải thiện rất nhiều việc học thụ động, gắn kết các em học sinh trong lớp với nhau, tạo nên không khí học tập chủ động và hiệu quả.
- Với các em học sinh lớp 11: Việc áp dụng phương pháp này không nhiều vì đa số giáo viên đều cố gắng định hướng học sinh tiếp cận Hình học không gian theo kiểu truyền thống. Nhưng với chú ý chọn cho học sinh hướng tiếp cận các bài toán Hình học không gian theo phương pháp vectơ đã khuyến khích được năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.
- Với các em học sinh lớp 12: Đa số học sinh đều rất hào hứng với nội dung chuyên đề này vì các em đã có đủ công cụ để giải quyết lớp các bài toán đặc biệt là Hình học không gian theo hướng sử dụng công cụ vectơ và tọa độ. Các bài tập có nội dung yêu cầu tìm nhiều lời giải và xem lời giải nào ngắn gọn nhất đã kích thích các em, đòi hỏi các em phải tích cực nhiều hơn. Các nhóm phải tự nghiên cứu nhiều hơn sao cho càng tìm được nhiều lời giải càng tốt. Các bài tập nội dung là những sự phát hiện mới, có thể phát triển được thành những bài toán mới kích thích các em sự say mê, lòng khát khao giải quyết các vấn đề để phát hiện ra cái mới hoặc phát triển thành các bài toán mới. Đồng thời cũng kích thích lòng ham muốn được báo cáo trước lớp, trước thầy cô về những vấn đề mình đã giải quyết được trong những buổi xêmina.
Đó cũng là thành công bước đầu trong việc phát triển tư duy cho học sinh mà chúng tôi mong muốn thực hiện được khi giảng dạy chuyên đề này nói riêng và bộ môn Toán nói chung.
3.4. Kết luận chƣơng 3
Kết quả thu được qua đợt thực nghiệm sư phạm bước đầu cho phép kết luận: “Nếu GV tích cực thực hiện dạy học theo các biện pháp khắc sâu và mở rộng kiến thức SGK theo hướng bồi dưỡng từng yếu tố cụ thể của tư duy sáng tạo, rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề mới cho HS trong học tập, phong phú các hình thức tiếp nhận thông tin thì sẽ góp phần hình sự hứng thú, tăng cường khả năng sáng tạo và lôi cuốn các em vào các hoạt động tự giác, tích cực trong học tập đối với môn toán, và do đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán ở bậc THPT”.
Như vậy, mục đích sư phạm và giả thuyết khoa học nêu ra phần nào đã được kiểm nghiệm.
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn “Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh THPT qua dạy học chuyên đề Giải toán bằng phương pháp vectơ và tọa độ”
tác giả đã thu được một số kết quả về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể như sau:
Với nội dung lý luận chung ở chương 1 tác giá đã làm sáng tỏ thêm các yếu tố của tư duy sáng tạo và các đặc điểm quan trọng của hoạt động sáng tạo trong khoa học và trong toán học; các điều kiện, biện pháp phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh THPT. Đồng thời cũng xem xét được mức độ ứng dụng của chuyên đề trong việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh THPT.
Với nội dung thực tiễn giảng dạy ở chương 2, tác giả đã đề xuất được một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh đó tác giả đã nghiên cứu xây dựng một hệ thống các dạng bài tập theo định hướng phát triển tư duy cho học sinh khi áp dụng phương pháp vectơ và tọa độ trong đại số, hình học phẳng, hình học không gian.
Với nội dung của chương 3- phần thực nghiệm, tác giả đã trình bày chi tiết các kế hoạch cụ thể khi áp dụng nội dung chuyên đề này trong thực tế giảng dạy tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP Nam Định. Bước đầu khảng định được tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
Điều đó khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành. Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên giảng dạy Toán, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Toán ở trường THPT.