Một số biểu hiện của tư duy sáng tạo ở HS bậc THPT trong học tập

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học chuyên đề Giải toán bằng phương pháp vectơ và tọa độ (Trang 39 - 40)

Tư duy sáng tạo của HS chỉ được phát triển qua hành động thực tế, trong chiếm lĩnh các kiến thức về toán học, vận dụng các kiến thức được học vào giải các bài tập toán trong những tình huống khác nhau. Từ những đặc điểm cơ bản của hoạt động sáng tạo trong học tập, có thể đưa ra những hiểu biết của tư duy sáng tạo của HS trong học tập như sau:

- Năng lực chuyển tải tri thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen biết sang tình huống mới, biết vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện hoàn cảnh mới.

- Năng lực nhận thấy vấn đề trong điều kiện quen biết, tự đặt câu hỏi mới cho mình và cho mọi người về bản chất của các điều kiện, tình huống, sự vật

- Năng lực nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết.

- Năng lực nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu. Thực chất là bao quát được vấn đề nhanh chóng, các yếu tố của đối tượng trong mối tương quan giữa chúng với nhau.

- Năng lực đề xuất các giải pháp khác nhau khi xử lý một tình huống. Khả năng huy động các kiến thức cần thiết để đưa ra các giả thiết hay các dự đoán khác nhau khi giải một bài toán.

- Năng lực nhìn nhận một vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau đôi khi mau thuẫn, chẳng hạn đứng trước một bài toán phải có nhiều cách nhìn đối với việc tìm kiếm lời giải, năng lực kết hợp nhiều phương pháp giải bài tập để đưa ra một phương án, giải pháp mới. Các em có thể dễ dàng chuyển từ tư duy thuận sang tư duy nghịch. Khi làm bài tập cùng loại đã biết phát hiện sự khác biệt của các bài,

các điều kiện khác nhau của chúng để tránh cách giải rập khuôn, máy móc. Các em đã biết di chuyển nhanh chóng các hoạt động trí tuệ, biết sử dụng xen kẽ phân tích và tổng hợp, dùng phân tích khi đi tìm lời giải và dùng tổng hợp khi trình bày lời giải.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học chuyên đề Giải toán bằng phương pháp vectơ và tọa độ (Trang 39 - 40)