Thực trạng dạy học bộ môn Toán cho học sinh THPT theo định hướng phát triển tư duy sáng tạo

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học chuyên đề Giải toán bằng phương pháp vectơ và tọa độ (Trang 40 - 42)

phát triển tư duy sáng tạo

Qua điều tra tình hình thực tế trong công tác giảng dạy bộ môn Toán ở THPT chuyên Lê Hồng Phong và một số trường THPT trên địa bàn thành phố Nam Định tác giả xin đưa ra một số nhận định như sau:

Hiện nay việc dạy học bồi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh THPT có nhiều cách triển khai tuy nhiên không phải cách nào cũng đem lại kết quả như mong muốn.

Do nhiều nguyên nhân nhưng trước tiên phải kể đến yếu tố người thầy vì người thầy trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ dạy học trong đó có nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho học sinh, hình thành các kỹ năng tư duy mà đỉnh cao là tư duy sáng tạo. Trong việc giảng dạy cho học sinh, có nhiều thầy cô giáo tâm huyết với nghề, hết mình vì tương lai học sinh, thường xuyên trau dồi chuyên môn, đổi mới phương pháp để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, không những trang bị cho học sinh kiến thức cần thiết mà còn rất coi trọng việc hình thành và phát triển các kỹ năng tư duy cho học sinh trong đó có tư duy sáng tạo. Nhưng bên cạnh đó còn không ít các thầy cô giáo chưa quan tâm nhiều đến việc rèn tư duy nhất là tư duy sáng tạo cho học sinh.

Riêng đối với môn toán ở trường THPT là môn có hệ thống bài tập đa dạng phong phú mà một trong các chức năng quan trọng của nó là phát triển tư duy cho học sinh thế nhưng rất nhiều thầy cô dạy Toán chưa tận dụng được điều này. Giáo viên chỉ chú ý luyện cho học sinh nhớ các dạng bài tập và cách giải tương ứng để khi đi thi gặp bài tương tự có thể giải được. Đặc biệt, trong các tiết

dạy, giáo viên chưa thật sự khơi dậy được sự tò mò, lòng ham hiểu biết, khả năng tự học và tính thích sáng tạo của học sinh. Trong các đề kiểm tra còn thiên về kiểm tra mảng kiến thức, chưa có điểm khuyến khích dành cho sự sáng tạo của học sinh… Nói cách khác, giáo viên chưa có nhiều biện pháp kích hoạt được tư duy sáng tạo cho học sinh. Hơn nữa việc giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh chưa được thực hiện một cách thường xuyên dẫn tới việc tự học tự nghiên cứu của các em chưa được rèn luyện nhiều, còn gặp khó khăn trong các buổi xêmina, hội thảo mà thậm chí ngay trên lớp học sinh cũng chưa mạnh dạn đề xuất những ý kiến của cá nhân mình.

Riêng dạy học chuyên đề: “Giải toán bằng phương pháp vectơ và tọa độ”

cho các lớp, qua điều tra cho thấy việc bồi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh còn nhiều hạn chế:

Thứ nhất , HS khó khăn khi chuyển hóa từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác không vận dụng linh hoạt các hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa... Suy nghĩ dập khuôn, áp dụng một cách máy móc những kiến thức, kỹ năng đã có vào hoàn cảnh mới, điều kiện mới trong đó có những yếu tố đã thay đổi.

Ví dụ như còn lúng túng khi chuyển từ dạng bài tập này sang dạng bài tập khác. Cùng một bài toán khi đặt nó trong chùm bài tập cùng dạng thì học sinh giải được một cách dễ dàng nhưng khi đặt nó trong những bài tập dạng khác thì học sinh lại gặp khó khăn. Hoặc khi giáo viên thay đổi một vài yếu tố của một bài toán đã biết (thậm chí có khi chỉ là thay đổi cách hỏi) thì học sinh loay hoay có khi không tìm được giải pháp...

Thứ hai, khi giải bài tập học sinh còn mắc phải rất nhiều những sai lầm (sai lầm do áp dụng sai các quy tắc, định lý hoặc không hiểu đúng các định nghĩa, khái niệm, tính chất; sai lầm về kỹ năng biến đổi; sai lầm về định hướng kỹ năng tính toán...)

Thứ ba, hầu hết các em khi giải ra kết quả một bài toán là dừng lại, không có thói quen suy nghĩ thêm để tìm lời giải khác cũng như xem xét lời giải đó có tối ưu hay chưa; không đào sâu suy nghĩ, xem xét bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau cũng như không mở rộng khai thác bài toán...

Vì các lý do nêu trên mà rất ít học sinh có khả năng và có thói quen tự ra được đề toán mới. Những học sinh khá và giỏi có thể ra được đề toán mới nhưng chỉ theo cách lập bài toán tương tự với bài tập trong sách giáo khoa. Tính tự giác và độc lập trong học tập của các em chưa cao, còn ỷ lại vào thầy cô giáo, dành ít thời gian cho việc tự học, số lượng các em tự đọc sách tham khảo để nâng cao trình

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học chuyên đề Giải toán bằng phương pháp vectơ và tọa độ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)