Một số biện pháp dạy học nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học chuyên đề Giải toán bằng phương pháp vectơ và tọa độ (Trang 42 - 48)

THPT

Để học sinh sáng tạo được trước tiên các em phải tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động học tập và chiếm lĩnh tri thức. Rèn cho học sinh tính độc lập và khả năng tự học, tự tìm tòi và nghiên cứu. Về phía giáo viên cần thiết phải có phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, cần có một số biện pháp rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. Cần tạo cho học sinh cơ hội tự khám phá, làm chủ kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô và đặc biệt tạo cho học sinh điều kiện được tập dượt nghiên cứu khoa học.

Các biện pháp được nêu dưới đây sẽ phần nào giải quyết được những yêu cầu về dạy học nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh THPT.

2.1.3.1. Học hợp tác trong lớp học.

Theo các tác giả David W. Johnson, Roger T. Johnson và EdytheJ.Holubec thì:. Học hợp tác là hoạt động cùng nhau để thành công trong việc chia sẻ kết quả công việc. Trong phạm vi hợp nhất các tình huống, sự tìm tòi các kết quả các cá nhân rất có ích cho bản thân họ và tất cả các thành viên khác trong nhóm.

Hình thức học hợp tác các nhóm từ một giờ học đến nhiều tuần. Hình thức học hợp tác là học sinh học sinh hoạt động cùng nhau để đạt được kết quả học tập qua việc chắc chắn rằng họ và những người cùng nhóm hoàn thành công việc được giao một cách thành công nhất. Bất cứ nhiệm vụ học tập nào, ở bất cứ lĩnh vực nào hay môn học nào đều có thể cấu thành một cách có hợp tác. Bất cứ nhu cầu hay nhiệm vụ của quá trình nào đều có thể thực hiện bằng hình thức học tập hợp tác. Khi thực hiện hình thức học hợp tác các nhóm, giáo viên phải:

+) Làm rõ mục đích của bài học, giờ học.

+) Tạo ra một số nhiệm vụ kiến thức quy định trước.

+) Giảng giải nhiệm vụ và sự phụ thuộc lẫn nhau có tính tích cực với học sinh. +) Theo dõi việc học của học sinh và việc học giữa các nhóm nhằm cung cấp sự trợ giúp về nhiệm vụ công việc hoặc nhằm tăng hoạt động giữa các thành viên và các kĩ năng.

+) Đánh giá việc học của học sinh và giúp quá trình học của học sinh tốt hơn là chức năng học nhóm.

Từ những kết quả nghiên cứu của Johnson cho thấy việc học hợp tác so sánh với cạnh tranh và những nỗ lực cá nhân đặc biệt đem lại kết quả ở:

+) Nỗ lực nhiều hơn để nhận thức. Điều này bao gồm việc nhận thức cao hơn, mở rộng hơn của tất cả các sinh viên, khả năng nhớ lâu, động cơ cố hữu, động cơ nhận thức, yêu cầu thời gian, mục đích ở mức độ cao hơn và suy nghĩ đúng đắn.

+ )Mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các học sinh: Điều này bao gồm sự gia tăng tình cảm, các mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích học vấn.

+) Tâm lý vững vàng hơn: Điều này bao gồm sự điều chỉnh tâm lý chung, tính tự cao, sự phát triển và khả năng xã hội, tính tự tôn, tự nhận thức và khả năng đối phó với sự bất lợi và căng thẳng.

Như vậy, học hợp tác trong lớp học sẽ đem lại nhiều kết quả quan trọng làm cho nó trở thành một trong những cách thức quan trọng nhất thúc đẩy sự thành công của học sinh.

2.1.3.2. Phương pháp học theo dự án (Project Based Learning)

Đây là mô hình học tập có nhiều khác biệt so với mô hình học tập truyền thống. Phương pháp học theo dự án yêu cầu các hoạt động học tập phải được thiết kế một cách cẩn thận, mang tính lâu dài và liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật. Đây là mô hình lấy người học làm trung tâm và hòa nhập với những vấn đề thực tiễn của thế giới thực tại. Mục tiêu của phương pháp học theo dự án là để học sinh học nhiều hơn về một chủ đề chứ không phải là tìm ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi được giáo viên đưa ra. Phương pháp này yêu cầu học sinh cộng tác với các bạn trong lớp trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết những vấn đề và cuối cùng trình bày công việc mình đã làm trước giáo viên và các học sinh khác. Phương pháp này cũng đòi hỏi các học sinh phải đặt câu hỏi, đồng thời tìm kiếm những mối liên hệ và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy này sẽ làm thay đổi môi trường học của học sinh từ chỗ nghe giáo viên nói sang môi trường làm việc, tư duy. Phương pháp học theo dự án mang đến cho học sinh rất nhiều lợi ích, nó tạo cho học sinh khả năng kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, tạo nên công cụ hỗ trợ liên ngành để giải quyết vấn đề. Đối với những vấn đề khó, phức tạp, phương pháp này tạo cho học sinh khả năng khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin một cách khoa học. Thông qua các hoạt động thực tế trên lớp, phương pháp này tạo cho học sinh sự thích thú, hứng thú với việc học.

Vai trò của giáo viên trong phương pháp học theo dự án có rất nhiều thay đổi so với phương pháp truyền thống. Giáo viên không đóng vai trò là người điều khiển tư duy học sinh mà là người hướng dẫn, người huấn luyện, người tư vấn và bạn cùng học. Giáo viên phải tập trung vào việc hướng dẫn cho học sinh,

tạo cơ hội để học sinh phát huy hết khả năng học tập và sáng tạo, đẩy mạnh tinh thần đồng đội làm việc theo nhóm của các học sinh.

Quá trình thực hiện phương pháp học theo dự án:

+) Xác định một vấn đề, dự án phù hợp với học sinh.

+ ) Liên kết vấn đề với thế giới, môi trường xung quanh của học sinh. + ) Xây dựng các chủ đề xung quanh vấn đề, dự án.

+ ) Tạo cho học sinh cơ hội để xác định phương pháp và kế hoạch học tập để giải quyết vấn đề.

+) Khuyến khích sự cộng tác bằng cách tạo ra các nhóm học tập.

+) Yêu cầu tất cả học sinh trình bày kết quả học tập dưới hình thức một dự án hoặc chương trình.

2.1.3.3. Phương pháp Kỹ thuật tạo ra ý tưởng (Brainstorming)

Tác giả của phương pháp Brainstorming (tạm dịch là kỹ thuật tạo ra ý tưởng) là Alex Osborn (Hoa Kỳ). Mục đích chính của phương pháp này là giúp người học thoát ra khỏi tư duy theo lối mòn và tạo ra một loạt các ý tưởng mà sau đó có thể lựa chọn. Phương pháp này áp dụng phù hợp với nhóm học sinh.

Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp kỹ thuật tạo ra ý tưởng:

+) Tôn trọng mọi ý tưởng đưa ra: Khi các ý tưởng được đưa ra, không được phép chỉ trích, phê bình ngay. Tất cả các ý tưởng đều được ghi chép lại và phân tích đánh giá ở các bước sau.

+) Tự do suy nghĩ: Không giới hạn việc đưa ra các ý tưởng bay bổng kể cả những ý tưởng khác thường bởi trên thực tế có những ý tưởng kỳ quặc đã trở thành hiện thực.

+) Kết nối các ý tưởng: Cải thiện, sửa đổi, góp ý xây dựng cho các ý tưởng. Các câu hỏi thường đặt ra: Ý tưởng được đề nghị chất lượng thế nào?. Làm thế nào để ý tưởng đó đem lại hiệu quả? Cần thay đổi gì để ý tưởng trở nên tốt hơn?... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+) Cần quan tâm đến số lượng các ý tưởng: Tập trung suy nghĩ khai thác tạo ra khối lượng lớn các ý tưởng để sau đó có cơ sở sàng lọc. Có hai lý do chính để cần số lượng lớn các ý tưởng. Thứ nhất những ý tưởng lúc đầu học sinh đưa ra thông thường là các ý tưởng hiển nhiên, cũ, ít có tính sáng tạo, vì vậy cần có phương pháp để học sinh tạo ra nhiều ý tưởng mới. Thứ hai các ý tưởng giải pháp càng nhiều, càng có nhiều ý tưởng để lựa chọn.

Trong phương pháp này hướng dẫn học sinh tạo ra ý tưởng mới từ tổ chức cho học sinh tự học, tự nghiên cứu là một đặc trưng tiêu biểu.

Luật Giáo dục đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. Như vậy, phương pháp dạy và học cần thực hiện theo ba định hướng:

+) Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu.

+) Tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo;

+) Rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, ứng dụng.

*) Tự học

Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Trong tự học, bước đầu thường có nhiều lúng túng nhưng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy học sinh tư duy để thoát khỏi “lúng túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên, và đã thành thạo thì hay đặt những dấu hỏi, phát hiện vấn đề và từ đó đi đến có đề tài nghiên cứu.

*) Nghiên cứu khoa học

Việc nghiên cứu khoa học dĩ nhiên tác động trở lại việc học và có phát triển tự học lên đến nghiên cứu khoa học thì mới có thực tiễn để hiểu sâu mối quan hệ giữa tư duy độc lập và tư duy sáng tạo.

- Xây dựng kế hoạch tự học: Muốn vậy cần phải xác định nội dung trọng tâm kiến thức cần phải học để có thể xây dựng kế hoạch học tập mang tính khả thi và có hiệu quả.

- Thu thập tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức:

Đây là công việc hết sức quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải thể hiện rõ trong kế hoạch thực hiện chương trình chi tiết; những nội dung giáo viên trình bày, những nội dung mà học sinh phải nghiên cứu, thảo luận và tổ chức xemina, đồng thời giới thiệu cho học sinh nắm và tìm hiểu các tài liệu có liên quan.

Các hình thức tổ chức thực hiện để đảm bảo nâng cao chất lượng tiếp nhận thông tin đồng thời vận dụng thông tin để giải quyết các vấn đề đặt ra trong mục tiêu môn học và có kế hoạch kiểm tra đánh giá.

- Trình bày, thể hiện kết quả của việc tự học, tự nghiên cứu:

Việc trình bày kết quả tự học, tự nghiên cứu giúp học sinh có cách nhìn khái quát về những nội dung, kiến thức đã nghiên cứu đồng thời rèn luyện khả năng trình bày khoa học, chặt chẽ.

Ngoài các phương pháp đã đề cập trên đây còn khá nhiều các phương pháp khác đã được phát minh, nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy như phương pháp Học thực tiễn của David A. Kolb, phương pháp Quản lý ý tưởng (Ideas Management), phương pháp 6 chiếc nón tư duy ( Six Thinking Hats)….

Qua việc phân tích một số phương pháp giảng dạy có thể nhận định các phương pháp này có rất nhiều sự khác biệt so với phương pháp truyền thống. Trong đó sự khác biệt cơ bản nhất là vai trò của người học và người dạy đã thay đổi, sự thay đổi này đã biến quá trình học của học sinh từ thụ động sang chủ động, từ việc nghe giảng sang hoạt động tư duy, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kích thích khả năng sáng tạo của họ.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học chuyên đề Giải toán bằng phương pháp vectơ và tọa độ (Trang 42 - 48)