Tiềm năng của chủ đề “Giải toán bằng phƣơng pháp vectơ và tọa độ” trong việc bồi dƣỡng và phát triển tƣ duy sáng tạo cho học sinh.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học chuyên đề Giải toán bằng phương pháp vectơ và tọa độ (Trang 35 - 38)

việc bồi dƣỡng và phát triển tƣ duy sáng tạo cho học sinh.

Trong quá trình học Toán thì kỹ năng vận dụng Toán học là quan trọng nhất, nhà trường phổ thông không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức Toán học, mà còn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng tính độc lập, sự độc đáo và khả năng sáng tạo.

Các nhà tâm lý học cho rằng: "Sáng tạo bắt đầu từ thời điểm mà các phương pháp logic để giải quyết nhiệm vụ là không đủ và gặp trở ngại hoặc kết quả không đáp ứng được các đòi hỏi đặt ra từ đầu, hoặc xuất hiện giải pháp mới tốt hơn giải pháp cũ".

Chính vì vậy điều quan trọng là hệ thống bài tập cần phải được khai thác và sử dụng hợp lý nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng phát triển tư duy sáng tạo biểu hiện ở các mặt như: khả năng tìm hướng đi mới (khả năng tìm nhiều lời giải khác nhau cho một bài toán), khả năng tìm ra kết quả mới (khai thác các kết quả của một bài toán, xem xét các khía cạnh khác nhau của một bài toán).

Chủ đề hình học chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn trong việc bồi dưỡng và phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh việc giúp học sinh giải quyết các bài tập sách giáo khoa, giáo viên có thể khai thác các tiềm năng đó thông qua việc xây dựng hệ thống bài tập mới trên cơ sở hệ thống bài tập cơ bản, tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng lực sáng tạo của mình.

Trong chương trình toán ở bậc PTHT, vectơ là một khái niệm quan trọng. Chủ đề giải toán bằng phương pháp vectơ và tọa độ không phải là chủ đề mới trong chương trình Toán THPT tuy nhiên việc sử dụng phương pháp vectơ và tọa độ một cách linh hoạt sẽ tọa ra những lời giải mới, độc đáo, sáng tạo hơn cho những bài toán quen thuộc. Nhờ vectơ ta có thể đưa tọa độ vào bài toán hình học do đó tránh khỏi những sai lầm về mặt trực quan. Đặc biệt hơn khi áp dụng chuyên đề này trong quá trình ôn thi tốt nghiệp và đại học cũng như một số kỳ thi Học sinh giỏi nó đã gợi ý cho một hướng tư duy hiệu quả.

Đối với việc học tập chuyên đề này trong trường THPT, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn những hình thức dạy học thích hợp với năng lực của từng nhóm học sinh, tạo ra sự hứng thú, say mê cho mỗi nhóm có thể nhận một hay nhiều nhiệm vụ từ việc cụ thể hoá một dạng bài tập, hoặc có thể tổng quát hoá, đặc biệt hoá một bài tập cụ thể để xây dựng nên các bài tập mới. Đối với nhóm các học sinh khá giỏi

thì giáo viên có thể hướng dẫn các em sáng tạo nên các bài tập mới trên cơ sở các dạng bài tập đã dạy. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với chuyên đề này, nhiều học sinh còn bỡ ngỡ, còn nặng về chứng minh các bài toán theo phương pháp thông thường, do đó, trong quá trình dạy học giáo viên cần dẫn dắt học sinh giải quyết hệ thống bài tập mới, tạo cho học sinh phát hiện vấn đề mới, đó là vấn đề quan trọng mà ta cần quan tâm bồi dưỡng cho học sinh.

Có nhiều phương pháp khai thác khác các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa, để tạo ra các bài toán có tác dụng rèn luyện tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính độc đáo của tư duy.

Trên cơ sở phân tích khái niệm tư duy sáng tạo cùng những yếu tố đặc trưng của nó và dựa vào quan điểm: bồi dưỡng từng yếu tố cụ thể của tư duy sáng tạo cho học sinh là một trong những biện pháp để phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho các em, các bài tập chủ yếu nhằm bồi dưỡng tính mềm dẻo của tư duy sáng tạo với các đặc trưng: dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, suy nghĩ không rập khuôn; khả năng nhận ra vấn đề mới trong điều kiện quen thuộc, khả năng nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết. Các bài tập chủ yếu nhằm bồi dưỡng tính nhuần nhuyễn của tư duy sáng tạo với các đặc trưng: khả năng tìm được nhiều giải pháp trên nhiều góc độ và hoàn cảnh khác nhau, khả năng xem xét đối tượng dưới những khía cạnh khác nhau. Các bài tập chủ yếu nhằm bồi dưỡng tính nhạy cảm vấn đề của tư duy sáng tạo với các đặc trưng: nhanh chóng phát hiện những vấn đề tìm ra kết quả mới, tạo được bài toán mới, khả năng nhanh chóng phát hiện ra các mâu thuẫn, thiếu logic.

Ngoài ra tư duy hình học mang những nét đặc trưng quan trọng và cơ bản của tư duy toán học. Việc phát triển tư duy hình học luôn gắn với khả năng phát triển trí tưởng tượng không gian, phát triển tư duy hình học luôn gắn liền với việc phát triển của phương pháp suy luận; việc phát triển tư duy ở cấp độ cao sẽ kéo theo sự phát triển tư duy đại số. Như vậy để nâng dần cấp dộ tư duy trong dạy học

hình học, việc dạy học phải được chú ý vào: phát triển trí tưởng tượng không gian bằng cách: giúp học sinh hình thành và tích luỹ các biểu tượng không gian một cách vững chắc, biết nhìn nhận các đối tượng hình học ở các không gian khác nhau, biết đoán nhận sự thay đổi của các biểu tượng không gian khi thay đổi một số sự kiện.

Như vậy tiềm năng của chủ đề này trong việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh là rất lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học chuyên đề Giải toán bằng phương pháp vectơ và tọa độ (Trang 35 - 38)