. Hình 50 Sơ đồ hệ sinh thái VAC
a) Hạn chế sử dụng các muối nitrát
Căn cứ theo nhu cầu của cây mà điều chỉnh l−ợng đạm cần bón bằng cách chỉ bón vào những lúc thiết yếu nhất. Ta cũng có thể đo hàm l−ợng đạm trong đất và trong cây để quyết định liều l−ợng và thời gian bón thích hợp, vừa tránh làm nhiễm bẩn môi tr−ờng, vừa tiết kiệm vật t− nông nghiệp.
Cải tiến cách bón phân: ng−ời ta bơm phân bón thể lỏng hoặc thể khí vào lòng đất ở độ sâu của rễ cây nhằm làm tăng khả năng hấp thụ phân bón và giảm đ−ợc hao phí phân bón.
Tránh để đất mất đạm: chủ yếu là tránh để đất trống do không đ−ợc thực vật hay lớp phủ che phủ bề mặt đất. Để khắc phục, ng−ời ta trồng cây vào những lúc đất nghỉ (ví dụ nh− vụ đông) để chúng hấp thu l−ợng đạm hoá học còn tồn d− trong đất do cây trồng tr−ớc để lại, và giữ cho đất khỏi bạc màu. Sau vụ đông, có thể thu hoạch chúng hay cày vùi chúng tạo thêm phân xanh cho đất.
Lý t−ởng nhất là tìm ra ph−ơng thức để cây trồng tự đáp ứng nhu cầu đạm bằng cách hấp thụ trực tiếp N khí quyển (khí quyển chứa tới 79% nitơ, nghĩa là sinh vật
đang sống trong một thế giới ngập tràn nitơ nh−ng lại bị “đói” đạm!) nh− cách các cây họ đậu th−ờng sống.
Trong đấu tranh phòng chống dịch hại ng−ời ta đang cố gắng để các ph−ơng pháp sinh học trong quản lý dịch haị tổng hợp (IPM) ngày một hữu ích và thiết thực hơn (dùng hoocmôn làm rối loạn các chức năng sinh lý của loài gây hại; áp dụng biện pháp đấu tranh sinh học...).
Nông nghiệp “không sạch” thì tất nhiên cũng là nông nghiệp không bền vững, vì:
Nông sản làm ra do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu, chất kích thích, thuốc bảo quản và các phụ gia chế biến...th−ờng có chất l−ợng dinh d−ỡng kém, độ cảm quan thấp, tăng tỷ lệ n−ớc, chứa các d− l−ợng hoá chất độc hại.
Các loại hoá chất dùng trong nông nghiệp không chỉ làm nhiễm bẩn nông sản mà còn gây ô nhiễm lâu dài đến môi tr−ờng đất, n−ớc, không khí, và làm suy giảm tài nguyên sinh học (chế độ độc canh và nạn ô nhiễm làm mất mát những nguồn gen quý giá cho t−ơng lai).
Tác động tiêu cực lên sức khoẻ ng−ời sử dụng hoá chất (do thiếu các ph−ơng tiện bảo hộ lao dộng phù hợp), tích lũy trong cơ thể ng−ời tiêu dùng.
Phấn đấu cho một cuộc sống no đủ, xoá đói giảm nghèo và tăng c−ờng sức khoẻ con ng−ời là những vấn đề không tách rời nhau. Muốn có sức khoẻ thì thức ăn n−ớc uống phải đảm bảo chất l−ợng dinh dữơng và không bị ô nhiễm. Nông nghiệp sạch và NNBV có giá trị thực tiễn, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng đều có thể thực hiện đ−ợc.
Nông nghiệp sạch và NNBV phải nằm trong hệ thống chiến l−ợc của toàn xã hội, xuất phát từ t− t−ởng lãnh đạo và chính sách quốc gia và liên quốc gia:
Giáo dục con ng−ời sống có đạo đức, có trách nhiệm với đồng loại, với sự h−ng thịnh của Trái đất; có cuộc sống hiện đại nh−ng thấm nhuần tính nhân văn cao cả, không lãng phí, ích kỷ, không thoát ly cộng đồng, nêu cao bản sắc dân tộc. Phát triển sản xuất nông nghiệp (hiểu theo nghĩa rộng gồm cả lâm nghiệp, ng− nghiệp) tuân theo các quy luật của thiên nhiên, phù hợp với điều kiện sinh thái địa ph−ơng, bảo tồn tính đa dạng, du nhập thận trọng các giống, loài thích nghi, thực hiện chế độ đa canh và luân canh.
Không ngừng cải thiện độ phì nhiêu và nâng cao sức sản xuất của đất.
Có những biện pháp nghiêm ngặt khuyến khích sản xuất các sản phẩm sạch, bảo vệ môi tr−ờng và sử dụng hợp lý tài nguyên.
9.4. NNBV về mặt xã hội
NNBV về mặt xã hội là nói đến cách sống trong cộng đồng. NNBV rất chú ý đến các vùng sinh học, coi việc xây dựng các vùng sinh học là một giải pháp cho nhiều vấn đề về chính trị và kinh tế-xã hội. Vùng sinh học là một cộng đồng dân c− sống ở một vùng tự nhiên có địa giới đ−ợc quy định bởi đ−ờng xá, sông ngòi, dãy núi, ngôn ngữ, tín ng−ỡng...
Vùng sinh học có quy mô đủ để phần lớn các nhu cầu của mọi c− dân đ−ợc đảm bảo trong phạm vi của vùng. Mặc dù khu đất của mỗi gia đình đ−ợc thiết kế và xây dựng theo kiểu bền vững, nh−ng bản chất của sự bền vững ấy vẫn thuộc về vùng
sinh học, và về lâu về dài chính vùng sinh học mới tiếp cận và đảm bảo đ−ợc tính bền vững mà các cá nhân không thể làm đ−ợc.
Mỗi vùng sinh học phát triển theo những đạo đức riêng của nó, ví dụ:
Bảo vệ và phát triển những đặc điểm tự nhiên và tăng c−ờng tính bền vững của vùng sinh học.
Phát triển tài nguyên sinh học, đề cao tính nhân văn của vùng sinh học. Tạo điều kiện cho mọi ng−ời có điều kiện sử dụng đất đai hợp lý trong vùng. Những nguyên lý để thực hiện đạo đức ấy là:
Phát triển tính bền vững của vùng sinh học là −u tiên số một.
Giữ vững sự l−u thông và tạo những hệ thống truyền thông nhanh chóng trong vùng.
Tất cả mọi ng−ời trong vùng phải gắn bó với tổ chức địa ph−ơng.
Tính bền vững của một vùng sinh học có thể đ−ợc đánh giá bằng việc giảm bớt nhập khẩu và xuất khẩu vào-ra khỏi vùng. Của cải của vùng tính bằng sự tăng tr−ởng của các tài nguyên sinh học (ví dụ tăng tính đa dạng của thực vật và động vật, phát triển các v−ờn hay các khu rừng cộng đồng, phát triển các vùng rừng ngoại ô...). Cùng với sự tăng thêm của cải là sự phát triển tiềm năng của nhân dân, khả năng hợp tác có hiệu quả với nhau...
Sự thịnh v−ợng của một vùng sinh học tr−ớc hết là do cách làm ăn hợp tác và sau đó có thể là do cạnh tranh lành mạnh trong vùng.
Việc quản lý vùng sinh học thực hiện theo những quy −ớc do toàn thể c− dân trong vùng xây dựng lên và tự giác chấp hành. Cơ quan quản lý vùng sinh học có ba nhiệm vụ: (1) h−ớng dẫn cho c− dân biết làm gì để đảm bảo tính bền vững của vùng; (2) huấn luyện, đào tạo cho họ biết cách làm nh− thế nào là thích hợp và có lợi nhất; (3) khi sản xuất đã đi vào nề nếp phải chỉ ra h−ớng và cách phát triển để thoả mãn đ−ợc nhu cầu và mở rộng sản xuất. Việc quản lý này còn có thể chuyên theo từng lĩnh vực (sản xuất l−ơng thực, giáo dục...).
Mỗi tổ chức, mỗi tài nguyên phải đ−ợc bố trí theo những tiêu chuẩn phù hợp với đạo đức của vùng. Ví dụ, thực phẩm phải tuân theo những tiêu chuẩn sau:
Tính địa ph−ơng: thực phẩm sản xuất và chế biến ngay tại địa ph−ơng.
Ph−ơng pháp sản xuất: thực phẩm đ−ợc sản xuất với những nguyên liệu hữu cơ không có chất độc diệt sinh vật.
Giá trị dinh d−ỡng: thực phẩm có giá trị dinh d−ỡng cao phải đ−ợc −− tiên. Trong việc phát triển các vùng sinh học, chúng ta cần có những quan điểm mới về phát triển kinh tế, về đầu t−, về quyền sử dụng đất đai.
Hệ thống kinh tế hiện nay dựa chủ yếu vào việc sử dụng các tài nguyên không có khả năng tái sinh tự nhiên, phần lớn bị hao mòn và gây ô nhiễm trong quá trình sử dụng, với mục đích cuối cùng là mang lại lợi nhuận tối đa. Trong NNBV, cần phải xây dựng một hệ thống kinh tế mới (hệ thống “xanh”) đặt hoạt động kinh doanh trong mối liên quan với xã hội, với sinh thái học và đạo đức. Trong khi hạch toán lợi nhuận, đồng thời phải tính luân đến những “giá” phải trả về mặt môi tr−ờng và xã hội. Ví dụ, khi xây dựng một nhà máy chế biến gỗ phải tính luôn cả diện tích rừng bị mất, sự bồi lắng lòng hồ, giá của việc mất đất và trồng lại rừng, sự phân cực giầu nghèo và các tệ nạn xã hội, v.v... Và ng−ời ta không ủng hộ những dự án làm
suy thoái môi tr−ờng, huỷ hoại tài nguyên, gây tệ nạn xã hội, bóc lột sức lao động của con ng−ời và làm suy thoái đất...
Một vùng sinh học phải có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ cho các gia đình nghèo, bất hạnh tự cấp đ−ợc những nhu cầu cơ bản của họ. H−ớng dẫn họ cách làm ăn, giúp họ những điều kiện cần thiết ban đầu gây mầm mống cho khả năng tự túc của họ. Tổ chức các hình thức huy động vốn và cho vay luân chuyển, xây dựng các hợp tác xã tiêu thụ, các mô hình doanh nghiệp th−ơng mại địa ph−ơng (Local Enterprise Trading Scheme-LETS) là những biện pháp có hiệu quả ở nhiều nơi.
Quyền đ−ợc sử dụng đất để giải quyết những nhu cầu cơ bản của ng−ời dân phải đ−ợc coi là quyền tự nhiên của mọi ng−ời. Quyền sử dụng đất phải đi liền với trách nhiệm không làm suy thoái đất và nghĩa vụ làm cho đất ngày thêm t−ơi tốt, chứ không phải sử dụng đất nh− một ph−ơng tiện kinh doanh lợi nhuận.
ở nhiều n−ớc có những mẫu hình sử dụng đất tập thể nh− mẫu hình Oxfam: tổ chức liên kết giữa những ng−ời cần đất để trồng cây thực phẩm với những ng−ời có đất muốn cho ng−ời khác sử dụng với lợi tức nhất định; trang trại thị trấn: một số ng−ời nhận đất công ở sát thị trấn để sản xuất, xây v−ờn trẻ, nơi nghỉ cuối tuần...và trả tiền thuê đất bằng lợi tức thu đ−ợc; trang trại hợp tác: hợp tác giữa những ng−ời sản xuất với những ng−ời tiêu thụ, một số ng−ời ở thành phố hợp tác với chủ trang trại để họ cung cấp l−ơng thực-thực phẩm theo nhu cầu, và ng−ời thành phố dành thời gian nghỉ cuối tuần để giúp chủ trang trại sản xuất, coi nh− một đợt đi nghỉ cuối tuần lành mạnh và bổ ích...ngoài ra còn có các hình thức nh− câu lạc bộ nông trang hay câu lạc bộ v−ờn của ng−ời dân thành phố, hay hình thức trang trại tập thể của vài chục gia đình cùng hoạt động sản xuất kinh doanh.
ở nhiều nơi đã tổ chức thí điểm các làng sinh thái (ecovillage). Ví dụ, một số nhà sinh thái học và nông học của tr−ờng đại học Stockhom đã hợp tác xây dựng một làng nh− thế cho 50 hộ gia đình (200 ng−ời) trên khu đất rộng 40 ha (0,2 ha/ng−ời), các nhà ở cách xa nhau 100-150 m, diện tích mặt n−ớc là 1 ha, đủ để xử lý n−ớc thải; chăn nuôi 20 con bò, 100 con lợn và trên 200 con gà. Làng sinh thái này có khả năng tự túc đ−ợc phần lớn l−ơng thực-thực phẩm và phát triển bền vững. Viện Kinh tế-Sinh thái ở n−ớc ta cũng đang cố gắng xây dựng một số làng sinh thái ở những vùng khó khăn (đất cát Quảng Trị, đất dốc Ba Vì...).
Một vùng sinh học sẽ nghèo đi nếu c− dân hành động theo cách làm giảm khả năng tự giải quyết các nhu cầu của mình và cho của cải chỉ là sự tích luỹ tiền bạc và sở hữu. Ng−ời ta cho rằng nhu cầu cơ bản của con ng−ời bao gồm: thức ăn, n−ớc uống, sự bảo vệ (bao gồm cả chỗ ở), sự yêu mến, sự thông cảm, đ−ợc làm việc, sự sáng tạo, sự giải trí, sự phát triển cá tính, sự tự do. Của cải, theo quan niệm của nhiều ng−ời, là: thu nhập, sức khoẻ, chất l−ợng và khối l−ợng công việc, chất l−ợng môi tr−ờng sống, an toàn về cá nhân và xã hội, thoải mái về tình cảm và tinh thần.
Lao động của con ng−ời là một tài nguyên quý giá, có thể tái sinh và rất phong phú. Con ng−ời cần đề cao trách nhiệm đối với vùng sinh học của mình và chọn lựa những công việc hợp với khả năng của mình nhằm thúc đẩy sự phát triển của vùng.
Tóm tắt
• Thực chất cuả sản xuất nông nghiệp là điều khiển hoạt động cuả các HSTNN. Để cho HST này ổn định, l−ợng hoá thạch cần đầu t− ngày càng lớn. Một số nơi trên thế giới, năng l−ợng đầu t− đã v−ợt quá năng l−ợng lấy đi nhiều lần, điều này đã đóng góp tích cực vào nạn ô nhiễm môi tr−ờng. Tuy nhiên, việc đầu t− năng l−ợng hoá thạch vào các HSTNN là điều không thể tránh đ−ợc. Vấn đề là làm thế nào để với một một sự đầu t− hợp lý thu đ−ợc một năng suất cao nhất, bảo vệ và tăng c−ờng đ−ợc các nguồn lợi, không làm ô nhiễm môi tr−ờng.
• Theo lịch sử phát triển, nông nghiệp đã có những bức chuyển hoá quan trọng từ nền nông nghiệp thủ công truyền thống sang nền nông nghiệp dựa vào máy móc. Đây là một b−ớc chuyển biến tích cực vì nó mang lại lợi ích kinh tế lớn cho con ng−ời những cũng là nhân tố gây ảnh h−ởng đến môi tr−ờng nhiều nhất. Sự xuất hiện của nền NN dựa vào các kiến thức khoa học là một giai đoạn con ng−ời có những hiểu biết hoàn thiện hơn về tự nhiên, họ nhận ra rằng chúng ta không thể hoạt động trái với các quy luật tự nhiên. Trong bối cảnh đó, các quy luật sinh thái học đ−ợc áp dụng phổ biến trong điều khiển sản xuất NN để tạo ra một HSTNN có năng suất cao và tính ổn định lớn.
• Một trong những công cụ rất hữu hiệu trong nghiên cứu HSTNN là mô hình hoá. Mô hình giúp các nhà khoa học phân tích và dự báo hoạt động của HSTNN phục vụ cho công tác điều khiển với mục đích tối −u hóa sản xuất.
• Trong điều khiển sản xuất NN, có 3 h−ớng điều khiển cơ bản là: