I- Quan hệ giữa Cmax và chỉ số diện tích lá và biện pháp quang hợp II Quan hệ giữa Y KT, YSH và KKT.
a) Bón phân và giữ gìn đất
Có thể tìm thấy mô hình lý t−ởng để bón phân và giữ gìn đất qua rừng tự nhiên, ở đó quá trình thêm và trả lại chất hữu cơ cho đất là chính. L−ợng mùn trong đất bị giảm đi vì quá trình khoáng hoá, nên việc cung cấp lại l−ợng mùn bị mất đi hàng năm là hết sức cần thiết để giữa độ phì và phẩm chất của đất. Có thể bón thêm chất hữu cơ bằng nhiều cách: lớp phủ, phân xanh, phân chuồng, phân trộn... Lúc nào cũng cần phủ mặt đất bằng một thảm thực vật hay chất hữu cơ. Đất để trống dễ bị m−a gió và nhiệt độ cao tác động, dễ làm đất bị xói mòn.
Cần tránh trộn các chất hữu cơ thô (ch−a phân huỷ hoàn toàn) vào đất vì những giai đoạn đầu của quá trình phân huỷ cần nhiều ôxy dễ làm cho rễ cây bị thiếu ôxy, sinh ra khí mêtan có hại cho rễ (cây ăn lá và ăn quả rất mẫn cảm với các khí độc này), độ chua hữu cơ của đất tăng làm rối loạn sự cân bằng vi sinh vật (nấm có hại tăng lên). Chỉ nên để chất hữu cơ thô lên mặt đất làm lớp phủ. Trong những tr−ờng hợp phải trộn chất hữu cơ thô (phân xanh) với đất, cần có thời gian để phân xanh phân huỷ hoàn toàn tr−ớc khi trồng cây trồng chính.
Trồng cây và cỏ dọc đ−ờng ranh giới khu đất nhằm bảo vệ đất khỏi bị m−a làm sụt lở và kiểm tra sự rửa trôi ở lớp đất mặt. Về sau, khu đất ven ranh giới này sẽ trở thành một nguồn phân hữu cơ, cỏ khô, củi đun, thực phẩm hay gỗ xây dựng, đồng thời có tác dụng chắn gió.
Hạn chế dùng hoá chất trong nông nghiệp. Các hoá chất này có thể cung cấp nhanh các chất dinh d−ỡng nh− N.P.K hay diệt sâu bệnh, nh−ng chính chúng làm mất cân bằng sinh thái đất. Tính axit của phân hoá học làm mất hoạt tính của vi sinh vật, và chúng còn bị chết vì độc tính của nông d−ợc hoá học. mặt khác, cân bằng dinh d−ỡng của cây còn bị rối loạn vì cây chỉ đ−ợc cung cấp một số chất dinh d−ỡng nhất định, do đó dễ bị sâu bệnh hại tấn công.